Mã tài liệu: 210793
Số trang: 15
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 217 Kb
Chuyên mục: Lịch sử
A. Mở đầu
Sau CTTG - II, hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) ra đời và trở thành hệ thống thế giới hùng mạnh gồm 13 nước từ Châu Âu sang Châu á. Năm 1959, chủ nghĩa xã hội đã mở rộng sang Tây Bán Cầu với thắng lợi của cách mạng Cu Ba. Đây là sự kiện cực kỳ quan trọng trong quan hệ quốc tế , làm thay đổi so sánh lực lượng trên thế giới có lợi cho cách mạng và các lực lượng tiến bộ trên thế giới. Từ năm 1945 cho đến cuối thập kỷ 60, hệ thống chính trị - xã hội làm cho uy tín của chủ nghĩa xã hội ngày càng nâng cao và các nước XHCN đóng vai trò hết sức to lớn, nhiều khi quyết định trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế.
Giữa các nước XHCN với nhau đã có mối quan hệ nhìn chung là tốt, gắn bó với nhau trên cơ sở lý tưởng chung và mục đích chung là xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản đế quốc, kẻ thù chung của nhân loại.
Nhưng trong quá trình phát triển đó cũng đã phát sinh những vấn đề bất đồng trong quan hệ gữa các nước XHCN nới nhau, nhưng những mâu thuẫn ở thời kỳ đó được coi là mâu thuẫn nội bộ và được cùng nhau bàn bạc thảo luận, nhưng không được giải quyết triệt để. Những mâu thuẫn ấy lúc đầu diễn ra trong phạm vi hẹp, đến khi mâu thuẫn Xô - Trung bùng nổ công khai thì phạm vi mở rộng hơn và sâu sắc hơn nhiều, ngày càng trở nên gay gắt dẫn đến phân liệt toàn diện. Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 9 họp tháng 4/1969, đã công khai gọi Liên Xô là đế quốc xã hội và coi là kẻ thù chính và nguy hiểm nhất của nhân dân thế giới.
Mâu thuẫn trong các nước XHCN và sự chia rẽ trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế làm cho các phong trào tiến bộ và các tổ chức dân chủ trên thế giới có lúc lâm vào tình cảnh hỗn loạn, mất phương hướng đấu tranh.
Hậu quả đương nhiên là Mỹ và các nước phương Tây ra sức khai thác quan hệ căng thẳng Xô - Trung để fục vụ cho chính sách của họ. Điều này đã gây khó khăn lớn cho phong trào cách mạng của nhân dân thế giới, làm suy yếu hệ thống xã hội chủ nghĩa nói chung cũng như cho phong trào giải phóng dân tộc nói riêng. Đặc biệt, đối với Việt Nam, để tiến hành cuộc chiến đấu chống 1 siêu đế quốc, rất cần tranh thủ ủng hộ giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa khác và các nước yêu chuộng hoà bình trên thế giới. Đúng vào lúc Việt Nam triển khai cuộc đấu tranh vũ trang ở miền Nam, rất cần sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, thì hai nước anh em lớn nhất là Liên Xô và Trung Quốc lại nổ ra cuộc đấu tranh gay gắt để tranh giành ảnh hưởng, lôi kéo tập hợp lực lượng trong phong trào cộng sản quốc tế mà Việt Nam là đối tượng và vấn đề Việt Nam là 1 nội dung tranh chấp. Chính vì vậy, mâu thuẫn Xô - Trung có những tác động không nhỏ đến một số cuộc chiến tranh Việt Nam trong giai đoạn này. Bài này tập trung nghiên cứu các cuộc chiến tranh Việt Nam (chứ không chỉ đề cập riêng đến cuộc chiến tranh chống Mỹ) bị ảnh hưởng trong giai đoạn tồn tại mâu thuẫn Xô - Trung
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1284
👁 Lượt xem: 790
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 687
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 755
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 530
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 903
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 89
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 1153
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 12147
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 517
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 598
⬇ Lượt tải: 17