Mã tài liệu: 131147
Số trang: 101
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Lịch sử
Giáo dục là nhân tố tích cực thúc đẩy quá trình phát triển của dân tộc, quốc gia. Giáo dục Nho học ở Việt Nam trong hàng ngàn năm tồn tại đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển xã hội và con người Việt Nam. Ý thức tầm quan trọng của giáo dục, từ nửa thế kỉ trước các bậc minh quân đã khẳng định rằng: “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và vươn cao; nguyên khí suy thì thế nước yếu mà xuống thấp, cho nên quý trọng kẻ sỹ không biết thế nào là cùng " [24;25] hay “ muốn có nhân tài trước hết phải chọn người có học, phép chọn người có học thì thi cử là đầu ". Vì vậy trong lịch sử phong kiến Việt Nam, chế độ giáo dục - khoa cử giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Các sĩ tử “ cửa Khổng sân Trình ", các nhà khoa bảng trên mọi miền đất nước đã viết tên mình lên những tấm bia đá của sự cầu tài, cầu thị do các triều đại phong kiến dựng nên, họ chính là sản phẩm cao cấp của nền giáo dục Nho học, là “ nguyên khí "đưa đất nước ta “ thịnh " sánh vai với phong kiến Trung Hoa.
Ngày nay trong cuộc so tài chạy đua giữa các quốc gia mà thực chất là cuộc chạy đua về sức mạnh kinh tế và sức mạnh trí tuệ thì những bài học về truyền thống giáo dục thi cử của cha ông ta trong 500 năm qua vẫn còn nóng bỏng tính thời sự của nó. Đảng và Nhà nước ta luôn quán triệt “ Lấy giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ làm những quốc sách hàng đầu", “Chúng ta đang cùng nhân loại bước vào thiên niên kỉ mới, vào thời đại của nền văn minh trí tuệ. Trong bối cảnh mới đó, giáo dục càng có vai trò quan trọng đặc biệt, có thể nói là nhân tố quan trọng quyết định tương lai của dân tộc ”. Nghị quyết 2 khóa VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng một lần nữa khẳng định “ Giáo dục phải đi trước, đầu tư cho giáo dục là tích lũy sản xuất mở rộng là khôn ngoan, thông minh nhất ".
Đức Thọ là mảnh đất có bề dày văn hiến lâu đời, thời nào cũng có hiền tài trên mọi lĩnh vực. Nghiên cứu về giáo dục – khoa cử Đức Thọ sẽ góp phần giúp chúng ta hiểu hơn về truyền thống của một vùng quê văn vật, đồng thời qua đó giúp ta hiểu sâu sắc hơn lịch sử giáo dục khoa cử nước ta thời phong kiến.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Đức Thọ, quê hương - con người - truyền thống
Chương II: Tình hình giáo dục và truyền thống khoa bảng của nhân dân huyện Đức Thọ ( Hà Tĩnh ) trong thời kì phong kiến
Chương III: Nhận xét về truyền thống khoa bảng của nhân dân huyện Đức Thọ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 533
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 646
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 691
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 561
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 833
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 719
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 587
⬇ Lượt tải: 16