Mã tài liệu: 130729
Số trang: 21
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Lịch sử
Ngay từ khi con người xuất hiện thì mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên và giữa con người với xã hội cũng được hình thành. Từ đó đã nảy sinh ra quan hệ gia đình, nhóm gia đình, dân tộc, cộng đồng quốc gia dân tộc dẫn đếnb việc hình thành nên tư tưởng đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ quốc gia ấy. Trên cơ sở hình thành quốc gia dân tộc và đấu tranh chống ngoại xâm thì tinh thần yêu nước đã ra đời.
Như vậy lòng yêu nước trước hết bắt nguồn từ những tình cảm bình dị, gần gũi nhất với con người. Từ đó đã nảy sinh tình cảm quý mến với lao động, đối với những gì mà mình tạo ra trong lao động. Khi gia đình, ngôi nhà, thị tộc, không gian lao động xuất hiện đã nảy sinh tình yêu với bà con thân thuộc.
Nền kinh tề khai thác ra đời đã kéo theo sự phát triển hơn nữa của tư liệu sản xuất. Do vậy mà cư dân vùng miền núi đã chuyển xuống vùng đồng bằng các con sông lớn để sinh sống. Từ đó nghề nông nghề nông sơ khai đã ra đời. Cùng với sự phát triển của trình độ chế tác công cụ, người dân đã thích nghi với hoàn cảnh mới và sáng tạo ra nghề trồng lúa nước.
Việc sáng tạo ra nghề trồng lúa nước đã làm xuất hiện hàng loạt làng xóm nông nghiệp gần gúi nhau. Như vậy từ tình cảm gia đình, thị tộc nhỏ hẹp trước đây giờ phát triẻn thành tình cảm gắn bó với làng xóm, quê hương.
Những làng nông nghiệp đó thường tập trung chủ yếu ở ven sông lớn, một mặt thuận lợi cho cư dân làm nông nghiệp nhưng mặt khác đó cũng là hiểm họa. Bởi ở đó người dân thường xuyên phải đối mặt, chống chọi với thiên tai. Để làm được việc này phải đòi hỏi sự gắn kết của mọi người trong cộng đồng. Do đó đã nảy sinh mối quan hệ gắn bó giữa con người với nhau trong cộng đồng.
Khi nông nghiệp phát triển, của cải dư thừa con người đã biết trao đổi sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp. Vì thế mà kinh tế nông nghiệp phát triển, giữa các làng đã có sự hợp tác. lúc này thì tình cảm quê hương đã được nâng lên thành tình cảm cộng đồng. Tuy nhiên điều này không phải được hình thành một cách tự nhiên bởi sự đóng kín của các làng xã, mà chính các cuộc xâm lược từ bên ngoài đã tác động đến mọi người dân và cuộc sống của các xóm làng đã đoàn kết mọi người. Đó là nguồn nuôi dưỡng và củng cố lòng yêu nước của người dân. Trải qua sự thăng trầm của lịch sử truyền thống yêu nước ấy ngày càng được nâng cao, củng cố và khẳng định như một giá trị truyền thống chuẩn mực.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 3929
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 614
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 795
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 2028
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 767
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 635
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem