Mã tài liệu: 127671
Số trang: 113
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Lịch sử
Để đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành cải cách bộ máy nhà nước, cải cách hành chính và cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN), của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Muốn xây dựng nhà nước pháp quyền thành công, một trong những nhiệm vụ rất quan trọng là phải hoàn thiện hệ thống pháp luật; mặt khác thông qua công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để đưa pháp luật vào cuộc sống, làm cho tất cả mọi cá nhân, tổ chức và cơ quan nhà nước đều hiểu và thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
Thực tế gần 20 năm đổi mới đất nước, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, từ Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), các Bộ luật, Luật đến các văn bản dưới luật, tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi nhằm thúc đẩy các quan hệ xã hội phát triển. Bên cạnh đó, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cũng được Đảng và Nhà nước chú trọng. Nhiều nghị quyết của Đảng và các văn bản của Nhà nước đã đề cập đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, xác định đúng vị trí của nó trong tăng cường pháp chế XHCN, trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Ngày 7 tháng 01 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg về việc tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay và Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg về việc ban hành kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998-2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác (HĐPHCT) phổ biến, giáo dục pháp luật. Ngày 09 tháng 12 năm 2003, Ban Bí thư đã ra Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân. Những quyết định có tính chất bước ngoặt nói trên trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã tạo cơ sở chính trị- pháp lý cần thiết cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong thời kỳ mới.
Trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, các hình thức, phương pháp đưa pháp luật vào cuộc sống ngày càng đa dạng, sáng tạo. Trong tất cả các hình thức đó, báo cáo viên pháp luật có vai trò rất quan trọng, vì họ là những người tiếp xúc và truyền đạt trực tiếp cho đối tượng tiếp cận pháp luật. Vì vậy, hiệu quả của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật phụ thuộc vào họ rất nhiều, từ kỹ năng biên soạn tài liệu đến phương pháp truyền đạt, từ cách tiếp thu ý kiến của đối tượng nghe truyền đạt đến kỹ năng giải đáp… Với tầm quan trọng như vậy, từ sau khi có Chỉ thị 02 của Thủ tướng Chính phủ (1998), đội ngũ báo cáo viên pháp luật trên toàn quốc đã được xây dựng, củng cố và kiện toàn.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật
Chương 2: Thực trạng hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình
Chương 3: Quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 2815
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 132
👁 Lượt xem: 1063
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 1845
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 1934
⬇ Lượt tải: 32
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 960
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 1092
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 143
👁 Lượt xem: 205
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 521
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 768
⬇ Lượt tải: 17