Mã tài liệu: 198370
Số trang: 256
Định dạng: prc
Dung lượng file:
Chuyên mục: Văn hóa nghệ thuật
"Ta không thấy một Pháp nào khác, này các vị khất sĩ, có thể đưa đến bất lợi lớn như là tâm không được điều phục, không được hộ trì, không được phòng hộ, không được bảo vệ. Tâm không được điều phục, không được hộ trì, không được phòng hộ, không được bảo vệ, này các vị khất sĩ, sẽ đưa đến những bất lợi lớn". Bất lợi lớn ở đây có nghĩa là những đau khổ cho chính bản thân và cho những người chung quanh. "Ta không thấy một Pháp nào khác, này các vị khất sĩ, có thể đưa đến lợi ích lớn như là tâm được điều phục, được hộ trì, được phòng hộ, được bảo vệ. Tâm được điều phục, được hộ trì, được phòng hộ, được bảo vệ, này các vị khất sĩ, sẽ đưa đến những lợi ích lớn". Lợi ích lớn ở đây là hạnh phúc cho chính mình và cho những người chung quanh. Khi tu, ta tu với cái tâm của ta, nghĩa là ta điều phục, bảo vệ, và hộ trì cái tâm của ta. …”. (Trích phần đầu bài Pháp thoại khai giảng khóa tu mùa Thu năm 1994)
Trong văn học Phật giáo, tâm có khi được ví với đất. Tại bất cứ nơi nào ở xóm Thượng, nếu quí vị cày lên một khoảng đất, bừa cho nhỏ rồi tưới nước, một thơi gian sau sẽ thấy rau dền mọc lên. Quí vị hỏi rau dền ở đâu mà mọc ra như vậy? Rau dền đã có hạt giống ngay trong lòng đất ở xóm Thượng. Ngoài hạt giống rau dền, đất xóm Thượng còn chứa rất nhiều loại hạt giống khác. Ta thường chứa hạt giống trong bồ hoặc trong nhà để chờ ngày gieo và do đó ta nghĩ hạt giống là một cái gì có ở ngoài đất. Kỳ thực, hạt giống luôn luôn nằm trong đất. Nếu ta có hạt giống chứa trong bồ thì hạt giống đó cũng từ lòng đất mà ra, chứ không phải từ trên không rơi xuống rồi đem cất vào bồ. Cái ý niệm đất là tâm là một ý niệm vô cùng tuyệt diệu, vì vậy cho nên ta có chữ tâm địa. Trong đất tâm, ta có đủ mọi hạt giống: hạt giống của gai góc, của tham giận, của si mê, của kiêu căng, của ganh tị... nhưng trong tâm ta cũng có các hạt giống của hạnh phúc, của giác ngộ, của giải thoát, của sự tha thứ, của sự thương yêu... Tu học có nghĩa là phân biệt cho được những hạt giống đó để chuyển hoá những hạt giống xấu và tưới tẩm những hạt giống tốt. Trước khi tu tập, đất tâm của ra rất chứng và với đất đó ta không làm gì được cả. Vì vậy, việc đầu tiên là phải cày đất. Lưỡi cày đất tâm là chánh niệm. Tại Làng Mai chúng ta có 1250 cây mận. Trước khi trồng mận, ta phải cày những khu đồi. Trồng mận ta phải chọn đất. Trồng ở thung lũng, vào mùa xuân sương đọng nhiều, hoa mận có thể bị đóng băng giá, những trái mận có thể chết ngay từ lúc còn trong lòng hoa. Ban đầu ta cày sâu khoảng 40cm rồi đặt những cây mận xuống. Năm thứ hai, giữa những hàng mận con ta phải dùng một lưỡi cày nhỏ, rộng khoảng 5cm và dài gần 1m để cày hai bên hàng mận...".
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
Những tài liệu bạn đã xem