Mã tài liệu: 87560
Số trang: 25
Định dạng: docx
Dung lượng file: 81 Kb
Chuyên mục: Đông phương học
Cũng giống như sự hình thành của các nền văn minh cổ đại trên thế giới, các trung tâm văn minh trong khu vực đều có chung nền tảng kinh tế nông nghiệp. Song, nền nông nghiệp của các quốc gia Đông Bắc á rất đa dạng và phong phú, chịu sự chi phối của điều kiện tự nhiên sâu sắc. Nếu như lưu vực sông Hoàng Hà là nền kinh tế nông nghiệp ôn đới khô thì vùng Hoa Nam và bắc Đông Dương là nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước.Riêng Nhật Bản, do là một quần đảo, có nhiều núi đồi, lại không có những dòng sông dài, nhiều phù sa, không có những đồng bằng châu thổ lớn, nên Nhật Bản có một nền nông nghiệp canh tác trên những vùng thung lũng, kể cả trên những vùng đất có độ dốc lớn với việc sử dụng hệ thống ruộng bậc thang. Do đó, đối với cư dân nông nghiệp Nhật Bản, nước đã trở thành một vấn đề sống còn. Ngoài việc khai thác nước từ trong tự nhiên, người Nhật Bản cũng đã sớm biết xây dựng hệ thống ao hồ, đập chứa nước và phát triển kỹ thuật “dẫn thuỷ nhập điền”. Xuất phát từ việc phát triển nền kinh tế nông nghiệp, và trên cơ sở sự phát triển của nền thuỷ nông đó, tính cố kết cộng đồng đã trở thành một nhân tố thiết yếu cố kết tinh thần dan tộc của Nhật Bản.
Cùng với các quốc gia trong khu vực, Nhật Bản cũng chia sẻ đặc tính chung là sự giao lưu, tiếp xúc văn hoá với các quốc gia, dân tộc xung quanh, bởi đó là nhu cầu tự thân và bức thiết đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới
Bên cạnh nhữn nét tương đồng, các quốc gia trong khu vực Đông Bắc á còn có nhiều nét dị biệt trong con đường phát triển, mang đặc trưng của dân tộc mình. Với một cái nhìn khái quát, nếu chúng ta coi toàn bộ khu vực Đông Bắc á là một “vùng văn hoá lớn” chia sẻ với nhau nhiều nét văn hoá tương đồng, thì cũng có thể coi mỗi một quốc gia trong khu vực này (Việt Nam, Nhật Bản…) là một tiểu vùng văn hoá - vừa chia sẻ những đặc trưng văn hoá giống nhau, nhưng đồng thời cũng có những sự phát triển chuyên biệt, mang bản sắc văn hoá của dân tộc mình.
Với một cái nhìn như vậy, Nhật Bản là một quốc đảo nằm biệt lập ngoài khơi Thái Bình Dương, vừa nằm trong “vùng văn hoá lớn” Đông Bắc á, nhưng đồng thời cũng là một “tiểu vùng văn hoá” với những bản sắc văn hoá khác biệt. Nhật Bản có yếu tố biển (chỉ số duyên hải của Nhật Bản là..), có truyền thống khai thác biển và có tính hướng ngoại cao. Trong khi Việt Nam và một bộ phận lãnh thổ Trung Quốc có hệ sinh thái phổ tạp (General Ecosystem) với đặc trưng khí hậu cận nhiệt, thì Nhật Bản lại có hệ sinh thái chuyên biệt (Specialized Ecosystem) với khí hậu ôn đới và hàn đới. Mỗi quốc gia nằm trong một hệ sinh thái riêng biệt như vậy, đã quy định nên sự khác nhau trong thế ứng xử, tập quán, lối sống, suy nghĩ của các quốc gia trong khu vực Đông Bắc á.
Kết cấu đề tài:
1. Nhật Bản - một thành viên của khu vực Đông Bắc á
2. Thời kỳ Tokugawa và sự phát triển chuyên biệt của Nhật Bản
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 496
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 756
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 575
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 979
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 569
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 2343
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 677
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 574
⬇ Lượt tải: 16