Mã tài liệu: 231583
Số trang: 8
Định dạng: doc
Dung lượng file: 83 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Đề tài: Y tế Việt Nam trong xu hướng toàn cầu hóa
Tiểu luận môn học: Toàn cầu hóa
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Toàn cầu hóa là không mới, nhưng hiện đã lan rộng hơn và tốc độ thay đổi cũng đang trở nên nhanh hơn. Thuật ngữ Toàn cầu hoá thường được hiểu là “sự hoà nhập kinh tế toàn cầu”, là một quá trình lồng ghép, hòa nhập các nền kinh tế, hệ thống xã hội do sự chuyển dịch hàng hoá, vốn, nhân lực - con người, các tư tưởng và văn hoá.
Có thể thấy đặc trưng lớn nhất của toàn cầu hoá là ở khía cạnh kinh tế, khi mà các nước tự nguyện chấp nhận một khung chính sách mới bao gồm xoá bỏ các chính sách pháp luật, rào cản thương mại, rào cản hành chính ảnh hưởng đến tự do hoá thương mại và tư nhân hoá.
Toàn cầu hoá luôn có tính hai mặt, nó có thể làm tăng thu nhập của các nước tham gia nhưng đồng thời cũng có thể gây ra bất bình đẳng, công bằng xã hội, mất ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội.
Toàn cầu hóa và y tế là hiệu ứng của toàn cầu hóa trên lĩnh vực y tế, là những tác động đến sức khỏe của phát triển thương mại quốc tế, cải thiện thông tin liên lạc toàn cầu, tăng dòng chảy của hàng hóa, dịch vụ và người dân, và biểu hiện khác của toàn cầu hóa.
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang đặt ra cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân những thách thức to lớn. Toàn cầu hoá vừa đem lại những cơ hội thuận lợi, đồng thời phải đối mặt với những nguy cơ lây truyền các bệnh dịch nguy hiểm, những thách thức về khả năng cạnh tranh, nhất là trong lĩnh vực dược và công nghệ cao trong y tế, xu hướng phân hoá giàu nghèo ngày càng gia tăng, trong khi vẫn phải bảo đảm công bằng trong khám chữa bệnh; nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân ngày càng cao và đa dạng trong khi khả năng đáp ứng của hệ thống y tế còn hạn chế.
Y tế Việt Nam cũng chịu tác động của xu thế toàn cầu hóa
- AIDS/HIV đã lây lan nhanh chóng. Theo UNAIDS, năm 2008 đã có khoảng:
+ 33.400.000 người sống chung với HIV
+ 2.700.000 người mới nhiễm HIV
+ 2.000.000 người tử vong do AIDS
- Có 8.800.000 trường hợp mới của bệnh lao và 1.750.000 trường hợp tử vong do bệnh lao mỗi năm
Tại Việt Nam, từ khi tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế đến nay, tình hình đầu tư trực tiếp của nước ngoài và thương mại quốc tế đã và đang phát triển nhanh chóng. Việt Nam, cũng như các nước chậm phát triển, đang phát triển khác đã phải đối mặt với việc giải quyết vấn đề tăng trưởng kinh tế đi đôi với việc giải quyết các vấn đề công bằng xã hội, trong đó có y tế
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 241
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 391
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 331
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 628
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 364
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 306
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 325
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 337
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 258
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem