Mã tài liệu: 301997
Số trang: 57
Định dạng: zip
Dung lượng file: 4,124 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
DANH MỤC CÁC HèNH
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
2.1. Tỡnh hỡnh dịch bệnh tụm tại Việt Nam và Thừa Thiờn Huế 3
2.1.1. Tại Việt Nam 3
2.1.2. Tại Thừa Thiờn Huế 5
2.2. Tỡnh hỡnh nghiờn cứu bệnh vi khuẩn trờn tụm của thế giới và Việt Nam 6
2.2.1. Trờn thế giới 6
2.2.2. Tại Việt Nam 8
2.3. Tỡnh hỡnh sử dụng hợp chất chiết xuất từ thảo dược 10
2.3.1. Trờn thế giới 10
2.3.2. Tại Việt Nam 12
2.4. Một số thảo dược sử dụng trong nuụi trồng thủy sản 14
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1. Thời gian và địa điểm nghiờn cứu 16
3.2. Đối tượng nghiờn cứu 16
3.2.1. Tụm Thẻ Chõn Trắng Penaeus Vannamei 16
3.2.2. Cỏc loại thảo dược 17
3.3. Nội dung nghiờn cứu 19
3.4. Dụng cụ - Hoỏ chất - Môi trường 19
3.4.1. Dụng cụ thớ nghiệm 19
3.4.2. Môi trường , hoỏ chất 19
3.5. Phương pháp nghiên cứu 21
3.5.1. Sơ đồ nghiờn cứu tổng quỏt 21
3.5.2. Phương pháp thu mẫu 21
3.5.3. Phương pháp nuôi cấy phõn lập, định danh vi khuẩn 22
3.5.4. Phương pháp xác định mật độ vi khuẩn 26
3.5.5. Phương pháp chiết xuất thảo dược 27
3.5.6. Phương phỏp thử nghiệm khả năng kháng khuẩn của thảo dược 27
3.6. Phương pháp xử lý số liệu 27
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIấN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28
4.1. Trọng lượng, chiều dài tụm thẻ chõn trắng bị bệnh 28
4.2. Kết quả phõn lập, định danh vi khuẩn gõy bệnh. 28
4.2.1 Kết quả quan sỏt dấu hiệu bệnh lý 28
4.2.2. Kết quả phõn lập, định danh vi khuẩn 29
4.3. Kết quả thử nghiệm khả năng kháng khuẩn của cỏc loại thảo dược 31
4.3.1. Khả năng kháng khuẩn của tỏi đối với cỏc chủng vi khuẩn phõn lập được 32
4.3.2. Khả năng kháng khuẩn của hợp chất tỏi, lá húng (tỉ lệ 1:1) đối với cỏc chủng vi khuẩn phõn lập được 34
4.3.3. Khả năng kháng khuẩn của diếp cỏ đối với các chủng vi khuẩn phân lập được 37
4.3.4. Khả năng kháng khuẩn của rau mỏ đối với các chủng vi khuẩn phân lập được 38
4.4. Kết quả so sỏnh khả năng kháng khuẩn của mỗi loại thảo dược đối với các chủng vi khuẩn phân lập được 40
4.5. Kết quả so sỏnh khả năng kháng khuẩn giữ cỏc loại thảo dược khác nhau đối với các chủng vi khuẩn phân lập được 41
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44
5.1. Kết luận 44
5.2. Kiến nghị 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
DANH MỤC
PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình dịch bệnh tôm tại Việt Nam và Thừa Thiên Huế
2.1.1. Tại Việt Nam
Năm 1990, Việt Nam có hơn 187.000 ha mặt nước nuôi tôm với sản lượng đạt được khoảng 31.000 tấn. Năm 1995, diện tích nuôi tăng lên 260.000 ha, sản lượng đạt được 52.000 tấn. Nhưng mặt trái của sự phát triển nhanh chóng, không quy hoạch đã dẫn đến dịch bệnh bùng phát ở nhiều nơi. Năm 1994, dịch bệnh bùng phát tại Đồng bằng sông Cửu Long: Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Long An, Nha Trang … gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng cho bà con nuôi tôm.
Năm 1996, tại các tỉnh miền Nam (từ Phú Yên đến Cà Mau) dịch bệnh đã xảy ra trên 84.917 ha, trong đó nuôi quảng canh: 52.017 ha, quảng canh cải tiến: 29.011 ha, bán thâm canh: 3.829 ha. Tổng thiệt hại lên đến hàng chục tỷ đồng. Các tỉnh bị dịch bệnh nặng như Cà Mau hơn 70.000 ha, Kiên Giang hơn 4.000 ha, Bến Tre hơn 3.000 ha.
Năm 1997, theo ước tính của Nguyễn Việt Thắng (báo cáo nghiên cứu khoa học) tỉnh Bến Tre bị thiệt hại nặng nề nhất với 20% tôm thả bị chết, Trà Vinh với hơn 15% tôm thả bị chết. Cũng trong thời gian này dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng ở các tỉnh Miền Trung, đặc biệt vào tháng 2-3. Tổng số diện tích bị bệnh chiếm khoảng 80% tổng diện tích nuôi trồng gây thiệt hại lớn cho các tỉnh miền Trung.
Báo cáo kết quả Nuôi trồng thủy sản năm 2003 của ngành đã đưa ra vài con số: Cả nước có 546.757 ha nuôi tôm nước lợ thương phẩm, trong đó diện tích bị bệnh khoảng 30.083 ha. Riêng các tỉnh thành ven biển từ Ðà Nẵng đến Kiên Giang có tới 29.200 ha nuôi tôm bị chết, chiếm 97,06% diện tích có tôm bị chết trong cả nước. Các bệnh xảy ra với tôm chủ yếu là đốm trắng (WSSV), bệnh MBV (Monodon Baculovirus), bệnh do vi khuẩn vibrio, bệnh do ký sinh trùng, gần đây xuất hiện thêm bệnh phân trắng, teo gan ở một vài nơi. Tại các tỉnh Bắc Trung Bộ, theo báo cáo của Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I cho thấy: Thanh Hóa có hơn 40% diện tích nuôi tôm bị nhiễm virut đốm trắng, tập trung ở vùng nuôi tôm công nghiệp như Khu công nghiệp Hoằng Phụ, với 70/110 ha nuôi tôm bị nhiễm bệnh. Nghệ An có 47,8% diện tích nuôi tôm nhiễm virus đốm trắng; 30,4% bệnh MBV; 54,5% bệnh đầu vàng. Ở Hà Tĩnh, trong số 150 ha nuôi tôm bị bệnh, có 67 ha nhiễm bệnh virus đốm trắng, trong đó 27 ha có tôm nuôi chết hoàn toàn. Ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, cũng có từ xấp xỉ trăm ha cho tới vài trăm ha nuôi tôm bị bệnh.
Tại các tỉnh miền Trung, Nam Trung Bộ, theo Phòng bệnh học thủy sản -Trung tâm nghiên cứu Thủy sản III, Khánh Hòa có tỷ lệ diện tích nuôi tôm bị bệnh thấp nhất 14,3%, cao nhất ở Ninh Thuận 52,4%. Tỷ lệ nhiễm virus đốm trắng ở tôm nuôi tại khu vực này tuy có giảm nhưng bệnh phân trắng, teo gan lại xảy ra hầu hết ở các vùng nuôi trọng điểm như Ninh Hải, Phan Rang, Ninh Phước có những nơi lên tới 90-95% tôm bị nhiễm bệnh.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II, tại các tỉnh Nam Bộ tỷ lệ nhiễm bệnh virus đốm trắng trên mẫu tôm ở ao nuôi quảng canh cải tiến chiếm tới 56%, 50% tôm nhiễm bệnh MBV. Bệnh virus đốm trắng gây chết tôm hàng loạt, tác hại lớn đến năng suất, sản lượng tôm của khu vực.
Năm 2007, dịch bệnh đã bùng phát trên hơn 30 ha ao nuôi tôm trên cát ở huyện Phù Mỹ (Bình Định). Tôm chết chủ yếu ở giai đoạn 30 - 40 ngày nuôi gây tổn thất hàng chục tỉ đồng. Năm 2005, vùng nuôi tôm trên cát trọng điểm tỉnh Bình Định tập trung tại hai xã Mỹ An, Mỹ Thắng (Phù Mỹ) cũng xảy ra dịch bệnh.
Những tháng đầu năm 2008, một số tỉnh nuôi tôm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long như: Kiên Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Cà Mau bị thiệt hại nặng do tôm chết hàng loạt. Nghiêm trọng nhất tại Cà Mau có khoảng 34.000 ha tôm bị nhiễm bệnh, thiệt hại từ 10% đến 70%. Việc tăng trưởng quá nhanh chóng về diện tích nuôi tôm đã nảy sinh nhiều bất cập về ô nhiễm, kiểm soát dịch bệnh, chất lượng sản phẩm dẫn đến thiệt hại không nhỏ về kinh tế cũng như môi trường.
2.1.2. Tại Thừa Thiên Huế
Năm 2007, diện tích nuôi tôm của Thừa Thiên Huế khoảng 3.712,1 ha. Ở vụ nuôi này thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài xen giữa có 3 đợt gió mùa kèm theo mưa dẫn đến nhiệt độ, các yếu tố môi trường biến động quá cao rất bất lợi cho sự phát triển tôm nuôi. Qua kiểm tra cho thấy tôm bị nhiễm virus đốm trắng ở các vùng Quảng An, Quảng Phước huyện Quảng Điền. Sau đó dịch bệnh lây lan trên diện rộng ở các xã thuộc huyện Phú Lộc, Phú Vang. Theo thống kê diện tích tôm bệnh: Khoảng 1.052,98 ha chiếm tỷ lệ 36,91% tổng diện tích nuôi, tăng 31,28% so với năm 2006. Huyện Phú Lộc có diện tích nuôi tôm lớn nhất với 900 ha, cũng là huyện thiệt hại nặng nhất với 600 ha bị bệnh, chiếm tỷ lệ 66,67% tổng diện tích nuôi. Trong đó bệnh đốm trắng trên 138,83 ha chiếm tỷ lệ 11,07% tổng diện tích nuôi, các bệnh vi khuẩn khác trên 166,7 ha chiếm tỷ lệ 14,37%. Huyện Phong Điền thiệt hại thứ hai, với 22,9 ha nhiễm bệnh, chiếm 39,76%. Trong đó bệnh đốm trắng xảy ra với tỷ lệ rất cao, trên 21 ha, chiếm 38,02%. Hai huyện Phú Vang và Quảng Điền cũng bị thiệt hại nặng, với tỉ lệ xấp xỉ 26%. Bệnh đốm trắng ở Phú Vang chiếm 11,9 %, bệnh vi khuẩn khác chiếm 14,37%. Tỷ lệ này ở Quảng Điền là 25,46% và 0,12%. Huyện Hương Trà có diện tích nuôi tôm thấp nhất với 276 ha, đồng thời tỷ lệ xảy ra bệnh thấp nhất với 4,5 ha chiếm tỷ lệ 1,63%. Đặc biệt ở Hương Trà bệnh đốm trắng hầu như không xảy ra.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 943
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 763
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 497
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 657
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 540
⬇ Lượt tải: 17