Mã tài liệu: 281735
Số trang: 24
Định dạng: zip
Dung lượng file: 170 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
– GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Xuất phát từ thế giới quan duy vật về lịch sử, C. Mác và Ph. Ăngghen cho rằng: mọi sự biến đổi của các chế độ xã hội trong lịch sử đều là quá trình phát triển của lịch sử tự nhiên. Đó là sự chi phối của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Vận dụng lí luận của C. Mác và Ph. Ăngghen vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga trước đây, V.I. Lênin đã phát triển lí luận về thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa là tất yếu khách quan đối với tất cả các nước muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, ngay cả đối với các nước có nền kinh tế phát triển cao nhưng cần phải cải tạo và xây dựng quan hệ sản xuất mới, xây dựng nền văn hóa mới. Đối với nước ta, một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa thì lại càng phải trải qua một thời kì quá độ lâu dài.
Nước ta bắt đầu thời kì quá độ từ năm 1954 ở miền Bắc và từ 1975 trên phạm vi cả nước sau khi đất nước độc lập. Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, “Nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội,… tiếp dần lên chủ nghĩa xã hội, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt lâu dài”. Do đó toàn đảng, toàn dân ta trong những năm qua đã đẩy nhanh quá trình công nghiêp hóa - hiện đại hóa, từ sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, ta đã kịp thời có những sự chuyển đổi từ Đại hội VI của Đảng (1986), sau đó đến Đại hội VII, VIII, IX ta đã tiếp tục xây dựng nền kinh tế mới – nền kinh tế thị trường có sự quản lí điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong quá trình đổi mới đất nước nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân, con người chính là mục tiêu của sự đổi mới và là động lực cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Cùng với thời gian, con người ngày càng phát huy được vai trò của mình với tư cách là người chủ xã hội. Việt Nam là một nước kém phát triển, muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội cần phát huy có hiệu quả nguồn lực con người của đất nước. Nghiên cứu về vấn đề con người có rất nhiều mặt, trong giới hạn bài viết này xin được nghiên cứu con người và nguồn lực con người trên các phương diện:
- Truyền thống con người Việt Nam hiện nay
- Nhân cách con người Việt Nam hiện nay
- Nguồn lực con người
Trên cơ sở nghiên cứu ba vấn đề trên ta thấy được vai trò của con người và nguồn lực con người trong quá trình xây dựng nền kinh tế mới.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 331
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 310
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 277
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 304
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 653
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 295
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 242
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 287
⬇ Lượt tải: 16