Mã tài liệu: 270180
Số trang: 18
Định dạng: zip
Dung lượng file: 118 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
MỤC LỤC
A Mở đầu 2
Vạn vật phát triển đều phải trải qua quá trình thay đổi cấu trúc của chính mình. Ví dụ như một cái cây phát triển sẽ phải thay đổi về hình dáng, kích thước, hình dạng cành lá. Nền kinh tế phát triển sẽ thay đổi tỷ lệ mối tương quan giữa 3 ngành chính là công nghiệp – nông nghiệp - dịch vụ; thành thị - nông thôn; công cộng và tư nhân; nội địa và hướng xuất khẩu. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Hiện nay, đất nước ta đang nằm trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa với mục tiêu từ nay đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, phát triển, bền vững.
Trong những chủ trương thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước thì công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, là con đường tất yếu để đưa nông nghiệp nông thôn nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu.
Từ một nước nông nghiệp, 80% dân cư sống ở nông thôn, lực lượng lao động chiếm hơn 70% lực lượng lao động xã hội là lao động nông nghiệp. Đảng ta không những xác định công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội mà còn nhấn mạnh “ phải đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn”. Trong những năm qua, công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn đã thực hiện được một số bước, cơ sở vật chất kĩ thuật của một số mặt cũng được tăng cường. Tuy nhiên cho đến nay trên một số vùng nông thôn, đặc biệt là các vùng sâu vùng xa, đời sống nông dân vẫn còn nhiều khó khăn, kết cấu hạ tầng còn lạc hậu, năng suất lao động thấp, sức cạnh tranh yếu, một số nội dung của công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn trong quá trình thực hiện còn lúng túng, khó khăn. Để đưa ra các chính sách, hướng đi cho việc thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn một cách đúng đắn, triệt để, phù hợp với hoàn cảnh của từng vùng từng địa phương phải nắm rõ được tầm quan trọng của việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và quan trọng hơn cả là cần phải trả lời được các câu hỏi sau đây :
Để thực hiện thành công mục tiêu từ nay đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, vì sao chúng ta phải đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn? Phải chăng coi là đặc biệt vì nó tạo tiền đề, cơ sở vững chắc thúc đẩy toàn bộ quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế đất nước? Phải chăng đó là mũi đột phá quan trọng nhằm giải phóng sức lao động của giai cấp nông dân chiếm 80% số dân cả nước, tạo điều kiện khai thác tốt nhất tiềm năng dồi dào về lao động và đất đai? Và phải chăng đó còn là đòi hỏi của nhiệm vụ tăng cường va củng cố khối liên minh công nông – nền tảng vững chắc của chế độ mới.
B Nội dung 4
I Cơ sở lí luận4
1.1 Khái niệm4
1.2 Vị trí của nông nghiệp nông thôn trong nền kinh tế quốc dân5
1.3 Các đặc điểm lớn của kinh tế nông nghiệp nông thôn6
1.4 Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nước ta6
1.5 Các ngành nông nghiệp chủ yếu9
1.6 Những nội dung cơ bản thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn13
II Cơ sở thực tiến16
2.1 Thực trạng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nồng thôn16
2.2 Những giải pháp chủ yếu thực hiện và phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn23
C Kết luận 27
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 575
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 286
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 16