Mã tài liệu: 279275
Số trang: 48
Định dạng: doc
Dung lượng file: 379 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Chương I:
NỘI DUNG CNH – HĐH NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
VIỆT NAM
1. Khái niệm CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn Việt Nam:
CNH –HĐH nông nghiệp nông thôn là quá trình chuyển đổi căn bản ,toàn diện quá trình sản xuất trong nông nghiệp và bộ mặt kinh tế nông thôn ,biến lao động thủ công thành lao động cơ khí ,đưa sản xuất nhỏ lên sản xuất hàng hóa lớn ; là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ,kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỉ trọng các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp (công nghiệp nông thôn, dịch vụ ,…)từ đó biến đổi bộ mặt kinh tế nông thôn gần với thành thành thị.
2. Nội dung của CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn Việt Nam:
Theo chủ trương chung của Đảng và Nhà nước ta ,quá trình công nghiệp hóa ,hiện đại hóa nông nghiệp ,nông thôn cần tập trung vào một số nội dung chính sau:
2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ,nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa lớn ,hiện đại .
* Chuyển nền nông nghiệp độc canh sang nền nông nghiệp đa canh đi đôi với việc hình thành các vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn .
Tình trạng độc canh ,thuần nông là đặc trung của nền sản xuất nhỏ ,tự cấp tự túc .Hậu quả của nó là không tạo được sức bật cho sự phát triển của nông nghiệp ,nông thôn. Vì vậy ,việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tạo nên sự đa dạng trong sản xuất và sản phẩm ,biến nông nghiệp chủ yếu chỉ sản xuất lúa gạo và hoa màu thành nông nghiệp hàng hóa đa dạng sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu xã hội.
Chuyển nền nông nghiệp độc canh sang nền nông nghiêp đa canh – là một xu hướng cơ bản của CNH ,HĐH nông nghiệp .Quá trình CNH ,HĐH nông nghiệp nông thôn đòi hỏi phá bỏ cơ cấu lạc hậu ,hướng vào phát triển nền nông nghiệp đa dạng về cây,con phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ,khí hậu , thời tiết của đất nước cũng như ở địa phương ,nhằm tạo giá trị thu nhập cao.
Sự nghiệp CNH ,HĐH đất nước đòi hỏi nông nghiệp phải thực hiện 3 nhiệm vụ lớn và trực tiếp : đảm bảo an ninh lương thực quốc gia ; đảm bảo tối đa nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và tăng giá trị nông sản xuất khẩu .Việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý cho nông nghiệp và nông thôn sẽ cho phép lựa chọn những công nghệ thích hợp để phát huy thế mạnh của nông nghiệp ,nông thôn ,nhờ đó sã khai thác tốt nhất các nguồn lực hiện có ở nông thôn ,tạo sức bật mới trong nông thôn .
*Chuyển nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn từ trạng thái khép kín sang nền nông nghiệp đa hàng hóa ,hướng mạnh vào xuất khẩu .
Phát triên kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa ,mở rộng phân công hợp tác lao động là xu thế tất yếu ,phù hợp với xu thế phát triển chung của các nước đang phát triển
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ,nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa là giảm tỉ trọng nông nghiệp ,tăng dần tỉ trọng lâm nghiệp và ngư nghiệp trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp ; phải giảm dần tỷ trọng giá trị cây ,con cho năng suất và thương phẩm hàng hóa thấp ,tăng dần tỷ lệ diện tích và tỉ trọng giá trị các cây ,con có giá trị thương phẩm cao và có thị trường tiêu thụ lớn
*Giảm dần tỷ trọng nông nghiệp ,tăng dần tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp ,công nghiệp chế biến và dịch vụ nông thôn .
Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vao điều kiện tự nhiên nên năng suất lao động và hiệu quả thường không ổn định ,việc kết hợp phát triển nông nghiệp với công nghiệp ,tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ có ý nghĩa to lớn trong việc làm tăng hiệu quả kinh tế nông thôn ,tạo việc làm cho người lao động ,nâng cao mức thu nhập và đời sống cho nhân dân mà trước nhất là cư dân nông thôn. Vì vậy ,công nghiệp hóa hiện đại hóa phải tác động tích cực vào nông nghiệp ,nông thôn theo hướng phát triển kinh tế nông thôn tổng hợp ,bao gồm cả nông nghiệp,công nghiệp thương mại ,du lịch và dịch vụ ,trog đó giảm tỉ trọng giá trị nông nghiệp,tăng tỉ trọng giá trị các ngành sản xuất phi nông nghiệp .Từ đó , một bộ phận lao động nông nghiệp sẽ được giải phóng và chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ .Xu hướng đó sẽ làm cho nông thôn thuần nông thành một nông thôn với kết cấu đa dạng và năng động ,người nông dân sẽ dần thoát khỏi sự phu thuộc hoàn toàn cào thiên nhiên ,tạo sự phát triển bền vững của nông nghiệp ,nông thôn .
Chương II:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TRONG NÔNG NGHIỆP
NÔNG THÔN CỦA NƯỚC TA HIỆN NA
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 413
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 286
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 286
⬇ Lượt tải: 18