Mã tài liệu: 239093
Số trang: 79
Định dạng: doc
Dung lượng file: 6,991 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính thiết thực của đề tài
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO một sân chơi công bằng và khắc nghiệt, buộc
chính phủ Việt Nam phải thay đổi việc quản lý mang tính bảo hộ một số ngành và từ ngày 01/01/2007 các doanh nghiệp nước ngoài được quyền mở liên doanh bán lẻ tại Việt Nam, sau đó kể từ 01/01/2009 được phép thành lập doanh nghiệp bán lẻ 100% vốn nước ngoài, đã khiến các nhà quản lý cũng như các doanh nghiệp trong nước “lên cơn sốt”.
Thị trường bán lẻ Việt Nam, đất nước với hơn 86 triệu dân đang ngày một nóng
lên với sự tham gia dành thị phần của các tập đoàn hàng đầu trong và ngoài nước: HaproMart, Satra, Parkson, Co.opMart, Metro, Maxi, Citimart, Vmart, Fivimart, G7, 24h, Shop & Go, Day & Night Bên cạnh đó, các tập đoàn bán lẻ khác như: Giant, Tesco, Carrefour, Walmart cũng đang trong quá trình xin giấy phép đầu tư vào Việt Nam. Với nguồn tài chính hùng mạnh, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý bán lẻ, các tập đoàn nước ngoài đe dọa sẽ nuốt chửng các doanh nghiệp trong nước, độc chiếm thị trường bán lẻ màu mở này.
Đứng trước thời cơ cũng như thách thức đó, Co.opMart một thương hiệu bán lẻ
hàng đầu của Việt Nam, Tốp 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á Thái Bình Dương
trong các năm 2004-2005-2006-2007-2008 cần có những bước chuyển mình để đón đầu, nâng cao tính chuyên nghiệp trong các công tác mua hàng, hậu cần, phục vụ khách hàng tốt hơn tạo chổ đứng vẫn chắc trong lòng người tiêu dùng. Ngoài ra, việc mở rộng chân rết của mình chiếm lĩnh thị phần trước tại các nơi mà hiện nay các chuỗi bán lẻ chưa đủ điều kiện cũng như không thể đầu tư vươn tới được là một điều hết sức cần thiết. Do vậy, làm sao để có thể thực hiện được những điều nêu trên trong khi nguồn tài chính có hạn, hậu cần và tính chuyên nghiệp của mình vẫn còn chưa cao so với các tập đoàn bán lẻ khác của thế giới? Trong phần đề tài của mình, em xin trình bày một trong các phương thức có thể một phần giúp doanh nghiệp mở rộng chân rết của mình giảm thiểu các chi phí đầu tư, cũng như có thể mang về doanh thu cho mình. “Nhượng quyền thương mại Co.op Mart”. Đó là nội dung của vấn đề nghiên cứu.
Đề tài: Xây dựng mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại chuỗi cửa hàng bán lẻ CoopMart tại TP. HCM
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu này với mục tiêu tìm kiếm, phân tích nhân tố quyết định sự lựa chọn
của các cửa hàng kinh doanh bán lẻ nhỏ muốn hợp tác cùng kinh doanh thương hiệu Co.opMart. Từ đó, xây dựng mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại chuỗi bán lẻ Co.opMart. Và từ đó đề ra một số chính sách hỗ trợ giúp Công ty quản lý chuỗi siêu thị Co.opMart (Saigon Co.op) có các biện pháp quản trị hợp lý nhằm mở rộng thêm hệ thống chuỗi chân rết của mình từ các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích các yếu tố quyết định sự lựa chọn nhượng quyền thương mại của các
doanh nghiệp như: Tiếng tâm (thương hiệu), giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ siêu thị, được hỗ trợ từ phía Co.opMart (nguồn hàng, giá cả hàng hóa, chương trình khuyến mãi nhiều, thời gian thanh toán ), phí nhượng quyền thương mại, tiềm năng phát triển.
- Xác định mức độ của từng nhân tố ảnh hưởng tới việc nhượng quyền thương mại.
- Xây dựng mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại chuỗi cửa hàng bán lẻ Co.opMart tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất hình thức và phương thức quản trị phù hợp.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Cửa hàng kinh doanh bán lẻ nhỏ thành công, mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại.
- Khách thể nghiên cứu: Cửa hàng kinh doanh bán lẻ nhỏ thành công.
- Đối tượng khảo sát: Các cửa hàng kinh doanh bán lẻ nhỏ, có mặt bằng tốt muốn kinh doanh nhượng quyền thương mại thương hiệu Co.opMart.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Các cửa hàng kinh doanh bán lẻ nhỏ thành công tại các quận huyện tại Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.2 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tài liệu trong ngành bán lẻ
Tài liệu trong ngành Marketing
Tài liệu về Thương Hiệu
Tài liệu về nhượng quyền thương mại (franchise),
4.1 Phương pháp điều tra chọn mẫu
- Nhận dạng vấn đề
- Đặt giả thuyết điều tra
- Xây dựng bảng câu hỏi điều tra
- Chọn mẫu điều tra
- Chọn kỹ thuật điều tra
- Xử lý kết quả điều tra
5. Kết quả đạt được của luận án
- Về mặt lý luận
- Về thực tiễn
- Đề xuất[URL="/downloads.php?do=file&id=1472"]
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 666
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 141
👁 Lượt xem: 487
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 178
👁 Lượt xem: 596
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 596
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 569
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 16