Mã tài liệu: 252003
Số trang: 45
Định dạng: doc
Dung lượng file: 810 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
MỤC LỤC
Giới thiệu chung 3
A. Giới thiệu
I. Khái niệm Enzyme 4
II. Enzyme Amylase là gì 4
III. Lịch sử phát hiện 5
B. Tổng quan về Enzyme Amylase
I. Phân loại 6
II. Hệ Enzyme Amylase 7
1. Enzyme α-Amylase 7
2. Enzyme β-Amylase 11
3. Enzyme γ-Amylase 13
4. Oligo 1,6-glucosidase 14
5. Enzyme pullulanase 15
6. α-glucosidase hay maltase 14
III. Cơ chất 15
1. Tinh bột 15
2. Glycogen 16
IV. Công nghệ lên men và thu nhận Enzyme Amylase 17
1. Nguồn thu nhận 17
2. Thu nhận Enzyme Amylase từ thực vật 19
3. Thu nhận Enzyme Amylase từ vi sinh vật 22
V. Phương pháp xác định hoạt độ 28
1. Đơn vị đo hoạt độ 28
2. Xác định hoạt độ Enzyme α-Amylase theo Rukhliadeva 28
3. Xác định hoạt độ Enzyme glucoamylase ( γ-Amylase ) 29
4. Điều kiện cần và đủ để thu nhận Amylase có hoạt lực cao 29
C. Ứng dụng Enzyme Amylase
I.Ứng dụng trong sản xuất Bia 33
II.Ứng dụng trong sản xuất Bánh mì 37
III. Ứng dụng trong sản xuất Siro 38
IV.Ứng dụng trong sản xuất cồn 41
V. Ứng dụng trong sản xuất bánh kẹo 42
VI.Ứng dụng trong sản xuất Glucose và Mật 43
VII.Ứng dụng trong chế biến thức ăn gia súc 43
VIII. Ứng dụng trong công nghiệp dệt 43
Tài liệu tham khảo 45
Giới thiệu chung
Tinh bột, cùng với protein và chất béo là một thành phần quan trọng bậc nhất trong chế độ dinh dưỡng của loài người cũng như nhiều loài động vật khác. Người La Mã gọi là amilum, một từ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp (amilon ). Trong quá trình tiêu hóa chúng bị thủy phân thành đường glucose là chất tạo nên nguồn năng lượng chính trong thực phẩm.
Ngoài ra tinh bột còn giữ vai trò quan trọng trong công nghiệp thực phẩm do những tính chất hóa lý của chúng. Tinh bột thường được dùng làm chất tạo độ nhớt sánh cho các thực phẩm dạng lỏng, là tác nhân làm bền cho thực phẩm dạng keo, là các yếu tố kết dính và làm đặc để tạo độ cứng, độ đàn hồi cho nhiều loại thực phẩm. Bên cạnh đó, tinh bột còn được dùng trong các ngành công nghiệp khác như sản xuất giấy, rượu,
Nhiều nước trên thế giới sử dụng nguồn tinh bột từ khoai tây, lúa mì, ngô (sắn), còn riêng ở nước ta thì sử dụng gạo và khoai mì là nguồn tinh bột chủ yếu. Trong chế biến tinh bột và đường, công đoạn quan trọng nhất là thuỷ phân tinh bột về các đường đơn giản. Sau đó, chủ yếu trên cơ sở đường đơn nhờ lên men, người ta sẽ nhận được rất nhiều sản phẩm quan trọng như: rượu cồn, rượu vang, bia, các loại acid hữu cơ, amino acid, Trước đây người ta hay dùng acid hoặc H2SO4 để thủy phân tinh bột. Nhưng kết quả cho thấy, thuỷ phân bằng acid rất khó kiểm soát và thường tạo nhiều sản phẩm không mong muốn và không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm trong khi giá thành lại cao. Cho nên hiện nay để thủy phân tinh bột người ta thường sử dụng Enzyme Amylase thu nhận từ thực vật hoặc các loại vi sinh vật.
Ngoài ra, Amylase còn có nhiều ưu điểm hơn khi sử dụng acid để thuỷ phân tinh bột như năng lượng xúc tác thấp, không yêu cầu cao về thiết bị sử dụng, giảm chi phí cho quá trình tinh sạch dịch đường. Nguồn Amylase có thể lấy từ mầm thóc, mầm đại mạch ( malt ), hạt bắp nảy mầm, hay từ nấm mốc, Trong đó Amylase được thu nhận từ malt với số lượng nhiều nhất, chủ yếu dùng trong sản xuất bia. Nguyên liệu cho sản xuất Enzyme thường là gạo, bắp, khoai mì, đây là những nguồn nguyên liệu rẻ tiền có thể tìm thấy dễ dàng ở nước ta. Cho nên đây là một lợi thế và là hướng phát triển mạnh có thể làm cơ sở cho nhiều ngành khác phát triển
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
Những tài liệu bạn đã xem