Mã tài liệu: 210684
Số trang: 114
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 810 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
PHẦN MỞ ĐẦU
********
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hợp nhất doanh nghiệp là một loại hình hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường đã xuất hiện trên thế giới từ cuối thế kỷ XIX, đặc biệt là ở các nước phát triển. Hợp nhất doanh nghiệp xuất hiện lần đầu tiên khi các xí nghiệp đã hợp nhất với nhau để tạo thành các công ty độc quyền. Tiếp đó, vào thập kỷ 20 của thế kỷ này, một làn sóng hợp nhất theo chiều dọc đã diễn ra mạnh mẽ và thực tế ngày càng nhiều doanh nghiệp hợp nhất lại với nhau. Đến nữa cuối thập kỷ 80, làn sóng sáp nhập, hợp nhất và thôn tính giữa các doanh nghiệp diễn ra mạnh mẻ và đã trở thành một xu thế phổ biến trong nền kinh thế thế giới trong giai đoạn hiện nay.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế hiện nay, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, cạnh tranh đang diễn ra với nhiều hình thức khác nhau và trong mọi lĩnh vực khác nhau. Do hạn chế về khả năng và nguồn lực nên các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế buộc phải hợp tác với nhau trong quá trình sản xuất, tiêu thụ cũng như nghiên cứu và phát triển. Vì vậy, đặc điểm nổi bật trong cạnh tranh kinh tế hiện nay là cạnh tranh trong hợp tác, các bên tham gia cạnh tranh phải tìm cách hợp tác với nhau để cạnh tranh có hiệu quả hơn. Một hình thức hợp tác được các doanh nghiệp ưa thích hiện nay là hợp nhất doanh nghiệp. Hợp nhất doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng cho những doanh nghiệp tham gia hợp nhất, nó giúp các doanh nghiệp mở rộng quy mô, giảm đối thủ cạnh tranh; nó có thể giúp doanh nghiệp đa dạng hóa các hoạt động, mở rộng thị trường Ngoài ra, hợp nhất doanh nghiệp đôi khi còn tạo ra cho doanh nghiệp mới những khoản lợi về thuế.
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này, biểu hiện rõ nhất là trong thời gian qua Chính phủ đã tiến hành sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước bằng cách sáp nhập, hợp nhất lại với nhau, một số khác thì tự tìm đến nhau thông qua việc mua bán, hợp nhất. Điều này cho thấy, việc hợp nhất giữa các doanh nghiệp tạo ra một sức mạnh cho doanh nghiệp cạnh tranh trên thương trường. Thực tế cho thấy nó có những ưu điểm nhất định, nhưng ở Việt Nam hợp nhất doanh nghiệp lần đầu xuất hiện trong Hệ thống kế toán được ban hành theo Luật doanh nghiệp (1999) và gần đây có nhiều nội dung mới được bổ sung trong các chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng như các thông tư hướng dẫn để giúp các doanh nghiệp có thể tìm ra cách thức hạch toán phù hợp. Tuy nhiên, vẫn chưa có một văn bản nào quy định, hướng dẫn một cách cụ thể, rõ ràng để các doanh nghiệp vận dụng trong công tác hạch toán kế toán cũng như trình bày các báo cáo tài chính của mình. Trong khi đó, hoạt động hợp nhất giữa các doanh nghiệp ngày càng diễn ra nhiều hơn và đa dạng hơn.
Trước một thực tế đó, đòi hỏi các cơ quan chủ quản phải cấp bách ban hành các văn bản nhằm hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động này. Cụ thể là Bộ tài chính phải ban hành các chuẩn mực kế toán và các thông tư hướng dẫn công tác kế toán các nghiệp vụ hợp nhất doanh nghiệp, cũng như việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất khi hợp nhất doanh nghiệp.
Trong quá trình học tập ở Trường kết hợp với công tác kế toán thực tế tại doanh nghiệp, tôi đã nhận thấy được tính cấp bách và cần thiết của vấn đề trên.
Vì vậy, tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Tổ chức lập báo cáo tài chính hợp nhất khi hợp nhất doanh nghiệp ở Việt Nam” để làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ kinh tế của mình.
Đây là một đề tài còn khá mới mẻ ở Việt Nam, vì cho đến nay Bộ Tài Chính vẫn chưa ban hành chuẩn mực kế toán qui định cho hoạt động này. Do đó, cơ sở lý luận của đề tài hầu hết dựa trên nền tảng của chuẩn mực kế toán quốc tế và một số qui định, chuẩn mực kế toán Việt Nam đã ban hành. Cho nên, Công việc nghiên cứu gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế nhất định. Tác giả đã cố gắng hết sức với những khả năng, kiến thức của mình để hoàn thiện đề tài một cách tối ưu nhất. Nhưng do còn hạn chế nhất định nên không thể tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong ghi nhận sự chỉ dẫn của các Quý Thầy Cô, sự góp ý của tất cả các bạn bè, đồng nghiệp để đề tài ngày càng được hoàn thiện hơn.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đưa ra cách tiếp cận một số phương pháp, xây dựng mô hình làm cơ sở cho công tác kế toán và lập báo cáo tài chính hợp nhất khi hợp nhất doanh nghiệp ở Việt Nam.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong khuôn khổ của luận văn, đối tượng nghiên cứu chỉ giới hạn ở vấn đề lập báo cáo tài chính hợp nhất khi hợp nhất doanh nghiệp, không bao gồm việc lập báo cáo tài chính hợp nhất trong các tập đoàn gồm nhiều công ty chịu sự kiểm soát của công ty mẹ.
Nội dung nghiên cứu bao gồm:
- Hệ thống cơ sở lý luận về hợp nhất doanh nghiệp, phương pháp kế toán và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất theo chuẩn mực kế toán quốc tế và một số chuẩn mực kế toán Việt Nam đã ban hành.
- Thực trạng của việc hợp nhất doanh nghiệp và lập báo cáo tài chính hợp nhất khi hợp nhất doanh nghiệp tại Việt Nam.
- Trên cơ sở lý luận và thực trạng hoạt động hợp nhất doanh đang diễn ra ở Việt Nam, tác giả đưa ra cách tiếp cận một số quan điểm, phương pháp kế toán làm nền tảng cho việc lập báo cáo tài chính hợp nhất khi hợp nhất doanh nghiệp ở Việt Nam.
- Xây dựng mô hình lập báo cáo tài chính hợp nhất ở Việt Nam trong điều kiện chưa có chuẩn kế toán về hợp nhất doanh nghiệp.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương nghiên cứu chủ đạo là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, nghiên cứu các vấn đề trong mối quan hệ phổ biến và trong sự vận động, phát triển. Đồng thời kết hợp sử dụng đồng bộ các phương pháp cụ thể như: phương pháp phân tích, thống kê, phương pháp so sánh, đối chiếu nhằm giúp luận văn đạt được mục tiêu đề ra.
V. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Khái quát tiến trình hợp nhất doanh nghiệp đã và đang diễn ra trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
- Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam vào điều kiện ở Việt Nam trong việc lập báo cáo tài chính hợp nhất khi hợp nhất doanh nghiệp trong điều kiện chưa có chuẩn mực kế toán về hợp nhất doanh nghiệp.
VI. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Kết cấu của luận văn như sau: Lời cám ơn
Phần mở đầu
Chương I: Lý luận về hợp nhất doanh nghiệp.
Chương II: Thực trạng hợp nhất doanh nghiệp và lập báo cáo hợp nhất ở Việt Nam hiện nay.
Chương III: Mô hình lập báo cáo tài chính hợp nhất khi hợp nhất doanh nghiệp ở Việt Nam.
Phần kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lụ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 547
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 240
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 251
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 317
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 500
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 1137
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 533
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 579
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 16