Mã tài liệu: 214181
Số trang: 27
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 280 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở Việt Nam đang
“bùng nổ”. Các tỉnh gặp nhiều vướng mắc khi nghiên cứu vấn đề tổ chức lãnh
thổ kinh tế. Trong các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh,
nội dung tổ chức lãnh thổ kinh tế mới được các địa phương đề cập một cách
chung chung, chưa đủ đáp ứng các yêu cầu của việc hoạch định chính sách phát
triển theo lãnh thổ.
Vĩnh Phúc là tỉnh đang thu hút đầu tư từ bên ngoài rất mạnh, sự phát triển
của công nghiệp, dịch vụ và đô thị diễn ra nhanh và nền kinh tế phát triển với
tốc độ cao (trên 15%/năm) đang đặt ra nhiều vấn đề về tổ chức lãnh thổ kinh tế,
là một trong những “địa bàn lý tưởng” để nghiên cứu vấn đề tổ chức lãnh thổ
kinh tế.
Với những lý do chủ yếu nêu trên Tác giả chọn vấn đề “Tổ chức lãnh thổ
kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Vĩnh Phúc” làm đề tài luận án
Tiến sĩ của mình.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
+ Mục tiêu
Từ việc làm rõ những vấn đề chủ yếu về lý luận và thực tiễn về tổ chức
lãnh thổ kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; vận dụng chúng vào
việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ kinh tế ở tỉnh Vĩnh Phúc, kiến nghị những định
hướng phát triển và giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo các hình thức tổ chức lãnh
thổ kinh tế phát triển có hiệu quả cao và bền vững ở tỉnh này.
+ Nhiệm vụ chủ yếu của luận án
Để đạt được mục tiêu đã đề ra, luận án đó thực hiện những nhiệm vụ cơ
bản dưới đây:
- Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về tổ chức lãnh thổ kinh
tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, rồi từ đó vận dụng vào việc
nghiên cứu tổ chức lãnh thổ kinh tế trên địa bàn của một tỉnh cụ thể (tỉnh Vĩnh
Phúc) ở nước ta.
- Đánh giá thực trạng tổ chức lãnh thổ kinh tế ở tỉnh Vĩnh Phúc, tạo cơ sở
cho việc lựa chọn các hình thức và phương án tổ chức lãnh thổ kinh tế hợp lý,
đem lại hiệu quả cao trong quá trình thịnh vượng kinh tế của tỉnh này.
- Đề xuất định hướng tổ chức lãnh thổ kinh tế bền vững và kiến nghị những
giải pháp chủ yếu để bảo đảm hiệu quả tổ chức lãnh thổ kinh tế ở tỉnh Vĩnh
Phúc đến năm 2020.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
+ Về phạm vi nghiên cứu: Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu của luận án là
tỉnh Vĩnh Phúc (xem xét cả Vĩnh Phúc mới và cũ). Trong quá trình nghiên cứu
tác giả có xem xét mối quan hệ giữa tỉnh Vĩnh Phúc với các tỉnh xung quanh và
- 2 -
đặt Vĩnh Phúc trong mối quan hệ hữu cơ với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và
cả nước; đồng thời có xem xét ảnh hưởng trực tiếp của các hành lang kinh tế
Trung Quốc - Việt Nam.
+ Về đối tượng nghiên cứu: Luận án chủ yếu nghiên cứu các hình thức tổ
chức lãnh thổ kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Vĩnh Phúc trong
mối quan hệ chặt chẽ với các lĩnh vực xã hội, môi trường cũng như trong mối
quan hệ với các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế của các tỉnh khác.
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
+ Quan điểm: Tác giả đã lấy các quan điểm hệ thống, hiệu quả, khả thi,
có tầm nhìn dài hạn và trong trạng thái động để chỉ đạo đối với việc nghiên cứu
luận án của mình.
+ Phương pháp nghiên cứu: Tác giả đã lựa chọn và sử dụng tổng hợp các
phương pháp trên nguyên tắc đảm bảo yêu cầu tổng hợp, phù hợp, khả thi và
hiện đại. Các phương pháp tiêu biểu là duy vật biện chứng, phân tích hệ thống,
cho điểm, khảo sát thực địa, địa lý và tổ chức lãnh thổ, bản đồ và thông tin địa
lý, dự báo, sử dụng chuyên gia.
5. Những đóng góp mới và chủ yếu của luận án
- Kế thừa những tư tưởng, những thành tựu của các học giả tiêu biểu trong
và ngoài nước về nghiên cứu tổ chức không gian của Phương Tây và tổ chức
lãnh thổ của Việt Nam tác giả Luận án đã làm sáng tỏ thêm khung lý luận và
thực tiễn về TCLTKT trong điều kiện nước ta và vận dụng chúng vào việc
nghiên cứu TCLTKT trên địa bàn một tỉnh ở nước ta mà trường hợp cụ thể là
tỉnh Vĩnh Phúc: nổi bật là Tác giả đã đưa ra khái niệm về tổ chức lãnh thổ kinh
tế, những yếu tố ảnh hưởng, các nguyên tắc hình thành và bộ chỉ tiêu phân tích,
đánh giá kết quả, hiệu quả của tổ chức lãnh thổ kinh tế trong điều kiện Việt
Nam.
- Luận án là công trình đầu tiên phân tích thực trạng TCLTKT, làm rõ
những mặt được và những mặt chưa được của việc TCLTKT trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc, rút ra những bài học kinh nghiệm để làm căn cứ cho việc TCLTKT ở
tỉnh này có hiệu quả hơn và theo hướng phát triển bền vững.
- Đề xuất những định hướng phát triển chủ yếu đối với TCLTKT ở tỉnh
Vĩnh Phúc (trong đó nêu cụ thể cho từng hình thức Khu công nghiệp, Khu du
lịch, Khu nông nghiệp công nghệ cao và Chuỗi đô thị ) và kiến nghị ba nhóm
biện pháp cơ bản nhằm cải thiện TCLTKT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo
hướng phát triển bền vững và đạt hiệu quả cao.
6. Cấu trúc của luận án
- Chương I: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức lãnh thổ kinh tế.
- Chương II: Thực trạng tổ chức lãnh thổ kinh tế ở tỉnh Vĩnh Phúc.
- Chương III: Định hướng và giải pháp đảm bảo tổ chức lãnh thổ kinh tế
bền vững ở tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ đến năm 2020.
Các chương liên kết với nhau theo một lôgích khoa học luận chứng. Mỗi
chương đều tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản và cố gắng đạt được yêu
cầu đề ra; kết quả của chương này làm cơ sở cần thiết cho chương sau. Mỗi
chương đều có phần tiểu kết
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 236
👁 Lượt xem: 497
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 322
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 233
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 146
👁 Lượt xem: 608
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 512
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 16