Mã tài liệu: 254776
Số trang: 89
Định dạng: rar
Dung lượng file: 933 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính tài trợ cho hoạt động đầu tư
Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính tài trợ cho hoạt động đầu tư phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ nay đến năm 2015 theo hướng bền vững
MỤC LỤC
Chương I: NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH - VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG.
Chương II: thực trạng huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính tài trợ cho đầu tư phát triển ktxh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 2001 đến nay.
[URL="http://dspace.hui.edu.vn:8080/dspace/bitstream/123456789/118/2/46766.pdf"]
[FONT=Times New Roman]PHẦN MỞ ĐẦU
1- Tính cấp thiết của đề tài
Vốn theo nghĩa rộng được hiểu là toàn bộ những yếu tố đầu vào của
sản xuất xã hội (con người, của cải, tài nguyên, ). Theo nghĩa hẹp là
khoản tiền, của cải tích luỹ của xã hội được sử dụng trong quá trình tái sản
xuất xã hội, duy trì tiềm lực và tạo ra tiềm lực mới cho sản xuất xã hội.
Như vậy, theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp vốn luôn đóng vai trò quyết định
đối với sự phát triển của nền KTXH, là cơ sở quan trọng để đầu tư hình
thành lên cơ sở hạ tầng, tài sản, máy móc thiết bị, công nghệ Cũng như
cả nước, nguồn VĐT phát triển trên địa bàn tỉnh BR-VT luôn trong tình
trạng thiếu hụt, hiệu quả sử dụng vẫn còn hạn chế. Với mục tiêu phát triển
nhanh, hiệu quả, bền vững, phù hợp với những lợi thế và tiềm năng của
tỉnh, trong những năm tới đòi hỏi tỉnh cần phải huy động và sử dụng có
hiệu quả nguồn vốn lớn với chất lượng cao. Việc tìm giải pháp không chỉ
quan trọng đối với những nhà lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách, mà còn
quan trọng đối với những cá nhân quan tâm nghiên cứu. Trong đó, tác giả
cũng sẽ cố gắng tìm câu trả lời trong luận văn này.
2- Mục đích, ý nghĩa và đối tượng nghiên cứu
Luận văn cố gắng tìm một số giải pháp để có thể huy động và sử
dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính tài trợ cho các mục tiêu đầu tư phát
triển KTXH trên địa bàn tỉnh theo hướng bền vững. Với những giải pháp
này hy vọng sẽ có những đóng góp nhỏ vào sự hoàn thành những mục tiêu
mà Đảng bộ, HĐND, UBND và nhân dân tỉnh đã đề ra trong những năm
tới. Đối tượng nghiên cứu là các nguồn vốn tài chính, sự tác động của nó
đối với sự phát triển KTXH trên địa bàn tỉnh chủ yếu trong giai đoạn 2001-
2005, và những năm tới.
3- Giới hạn đề tài nghiên cứu
Như ở trên, phạm trù tài chính nói chung và vốn nói riêng rất rộng
lớn. Nó bao gồm toàn bộ các yếu tố vật chất và phi vật chất được đưa vào
sản xuất như : Lao động, tài nguyên, tiền vốn trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tác giả chủ yếu đi vào phân tích các yếu tố vốn bằng tiền của
các nguồn vốn trong nước và nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
4- Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận văn là
phương pháp thống kê. Trên cơ sở số liệu thu thập từ nhiều nguồn tin cậy,
sau đó được tổng hợp, tính toán, phân tích, đánh giá, so sánh Đồng thời,
trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến khả
năng huy động vốn từ các kênh trong và ngoài nước trên địa bàn tỉnh
những năm qua. Từ đó đưa ra một số giải pháp cơ bản để huy động các
nguồn vốn phục vụ cho đầu tư phát triển KTXH trên địa bàn tỉnh trong
những năm tới.
5- Kết cấu luận văn
Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 chương
Chương I : Nguồn lực tài chính – Vai trò của vốn đầu tư đối với sự
phát triển KTXH theo hướng bền vững.
Chương II : Thực trạng huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính
tài trợ cho đầu tư phát triển KTXH trên địa bàn tỉnh BR-VT từ năm 2001
đến nay.
Chương III : Huy động và sử dụng nguồn lực tài chính tài trợ cho
đầu tư phát triển KTXH trên địa bàn tỉnh BR-VT giai đoạn 2006-2015 và
2020 theo hướng bền vững.
Do khả năng, tài liệu và thời gian còn hạn chế nên luận văn không
tránh khỏi sai sót. Nhiều vấn đề đặt ra trong luận văn nhưng chưa được
nghiên cứu và giải quyết thật thấu đáo. Kính mong các Thầy, Cô, các đồng
nghiệp và các bạn quan tâm cho những ý kiến để luận văn được hoàn
thành và mang ý nghĩa thiết thực hơn. Chương I :
NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH - VAI TRÒ CỦA VỐN
ĐẦU TƯ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
1.1- NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG -
VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1.1- Tổng quan về nguồn lực tài chính
1.1.1.1- Lý luận chung về tài chính :
Tài chính ra đời cùng với sự xuất hiện của nền sản xuất hàng hoá.
Trong nền kinh tế hàng hoá, việc trao đổi, mua bán được diễn ra một cách
dễ dàng thông qua tiền tệ làm vật trung gian trao đổi. Tiền tệ đóng vai trò
đặc biệt quan trọng kích thích sự phát triển của kinh tế hàng hoá, tiền tệ
làm cho quá trình phân phối, trao đổi diễn ra dễ dàng. Trong quá trình đóù
các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế được tạo lập, sử dụng cho đầu tư phát
triển KTXH và làm nảy sinh phạm trù tài chính. Sản xuất hàng hoá càng
phát triển, các quan hệ tài chính càng mở rộng, và có ảnh hưởng ngày
càng sâu sắc hơn đối với sự phát triển của nền kinh tế.
Theo K.Marx : Tài chính là phạm trù phân phối, phản ánh các quan
hệ kinh tế phát sinh trong phân phối các quỹ tiền tệ nhằm thoả mãn các
nhu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế. Các chủ thể trong nền kinh tế
gồm Nhà nước, các DN, và dân cư, trong quan hệ kinh tế quốc tế làm xuất
hiện các chủ thể kinh tế nước ngoài tham gia, hình thành các dòng vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài (Foreign direction investment, FDI) và gián tiếp
(Foreign portfolio investment, FPI). Sự phát triển mạnh mẽ đa dạng của
các quan hệ kinh tế cũng làm xuất hiện quan hệ tài chính phong phú cùng
với những quỹ tiền tệ rất đa dạng.
Nhà nước xuất hiện gắn liền với sự hình thành quỹ NSNN nhằm thực
hiện chức năng và quyền lực của mình đảm bảo an ninh, quản lý, duy trì
ổn định xã hội Trong nền kinh tế hàng hoá giản đơn và kinh tế thị trường
tự do cạnh tranh, Nhà nước chỉ thuần tuý thực hiện chức năng cai trị, không can thiệp vào kinh tế (A.Smith). Khi đó NSNN chủ yếu phục vụ cho các
hoạt động quản lý hành chính, trật tự xã hội, an ninh quốc phòng. Tuy
nhiên, tình trạng sản xuất vô chính phủ, lạm phát, thất nghiệp, khủng
hoảng kinh tế có tính chu kỳ (đặc biệt 1929-1933) dẫn đến sự cần thiết can
thiệp của Nhà nước vào kinh tế. Các chính sách kinh tế của Nhà nước tác
động trực tiếp đến quan hệ kinh tế, sự hình thành các quỹ tiền tệ trong nền
kinh tế.
Phạm trù tài chính rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực như : NSNN;
Tín dụng ngân hàng; Bảo hiểm; Tài chính DN; Tài chính khu vực dân cư;
Tài chính quốc tế Tất cả các lĩnh vực đó hình thành nên nguồn lực tài
chính tài trợ cho đầu tư của Nhà nước, DN, dân cư và các chủ thể kinh tế
quốc tế.
1.1.1.2- Các nguồn lực tài chính tài trợ cho đầu tư phát triển :
1.1.1.2.1- Ngân sách Nhà nước :
NSNN là khâu tài chính tập trung lớn nhất trong hệ thống tài chính.
NSNN bao gồm toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán
được Quốc hội quyết định và thực hiện trong một năm, để đảm bảo việc
thực hiện các chức năng của Nhà nước. NSNN bao gồm ngân sách Trung
ương và ngân sách địa phương. NSNN được hình thành từ việc huy động
các khoản thu của Nhà nước từ thuế, phí, lệ phí, các khoản viện trợ, vay
nợ, các khoản đóng góp của các tổ chức, cá nhân và các khoản thu khác.
Đồng thời NSNN được sử dụng để chi tiêu cho hoạt động của bộ máy Nhà
nước, chi cho an ninh quốc phòng, y tế, văn hoá, giáo dục, chi trả nợ, các
khoản khác theo quy định và quan trọng hơn đó là chi cho đầu tư phát
triển. Nguồn NSNN hình thành lên quỹ dự trữ quốc gia, điều tiết kinh tế vĩ
mô của Nhà nước.
1.1.1.2.2- Vay nợ trong nước và vay nợ nước ngoài :
Vay nợ trong nước và vay nợ nước ngoài được Chính phủ, các DN
thực hiện dưới các hình thức như : Vay tín dụng thương mại; phát hành
giấy nợ (trái phiếu) trên thị trường vốn. Đây là nguồn vốn bổ sung quan
trọng nhằm thực hiện các nhiệm vụ chi tiêu của Chính phủ, đặc biệt là chi đầu tư phát triển. Với DN, nguồn vốn này quan trọng hơn rất nhiều, vì nhu
cầu đầu tư phát triển SXKD rất lớn và vốn tự có không đủ để đáp ứng.
Nhất là hiện nay, cạnh tranh ngày càng gay gắt và có tính toàn cầu, các
DN bắt buộc phải đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản
phẩm, dịch vụ mới có thể đứng vững trong cạnh tranh.
1.1.1.2.3- Huy động thông qua định chế tài chính :
Các định chế tài chính là những tổ chức huy động những nguồn vốn
tương đối nhỏ, phân tán, tập trung thành nguồn vốn lớn tài trợ cho các nhu
cầu đầu tư phát triển của Nhà nước, của DN, các chủ thể trong nền kinh tế
và những nhu cầu chi tiêu khác của xã hội.
Các định chế tài chính gồm các định chế tài chính NH và định chế
phi NH (i) Các định chế NH là khâu tài chính quan trọng, thực hiện các
quan hệ vay trả trong nền kinh tế với các chức năng : Huy động những
nguồn vốn nhỏ lẻ, phân tán, tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế thành
nguồn vốn tập trung rất lớn, đáp ứng nhu cầu cho đầu tư phát triển SXKD,
lưu thông hàng hoá và dịch vụ, tạo điều kiện thực hiện các mục tiêu
KTXH, tham gia vào thị trường tài chính, góp phần ổn định hệ thống tiền
tệ. (ii) Định chế tài chính phi NH là những định chế tài chính trung gian
không nhận tiền gửi, như các công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, quỹ đầu tư
được hình thành từ những khoản đóng góp dưới nhiều hình thức, bắt buộc,
tự nguyện và được bù đắp khi rủi ro ốm đau, thất nghiệp, mất sức Các
quỹ đầu tư được hình thành từ việc phát hành cổ phần ra công chúng, cung
cấp cho công chúng sản phẩm đầu tư đã được đa dạng hoá, giảm rủi ro và
có khả năng thu hút khoản tiết nhỏ từ dân cư.
1.1.1.2.4- Huy động vốn thông qua thị trường tài chính :
Thị trường tài chính gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn. TTCK
là một bộ phận quan trọng nhất của thị trường vốn, là nơi các chứng khoán
được phát hành và trao đổi. Hàng hoá giao dịch trên TTCK là các loại
chứng khoán dài hạn, như các loại trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu
tư, công cụ phái sinh - các hợp đồng tương lai, quyền chọn Qua TTCK
các công ty có thể dễ dàng huy động vốn trực tiếp bằng cách phát hành
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 290
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 409
👁 Lượt xem: 583
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 256
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 137
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 572
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 159
👁 Lượt xem: 528
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 16