Mã tài liệu: 282923
Số trang: 23
Định dạng: zip
Dung lượng file: 100 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
PHẦN I
Nhiệm vụ, vị trí và nội dung của kế hoạch vốn đầu tư
trong hệ thống kinh tế
I. Những khái niệm cơ bản
1. Vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư và vai trò của nó
Vốn là một khối lượng tiền tệ nào đó được ném vào lưu thông nhằm mục đích kiếm lời. Số tiền đó được sử dụng muôn hình muôn vẻ nhưng suy cho cùng là để mua sắm tư liệu sản xuất và trả công cho người lao động nhằm hoàn thành công việc sản xuất kinh doanh hay dịch vụ nào đó với mục đích là thu về số tiền lớn hơn ban đầu. Còn “nguồn vốn” chính là nơi cung cấp vốn cho các hoạt động trên.
Hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ vốn và làm tăng quy mô của tài sản quốc gia, gồm có hai loại là tài sản quốc gia sản xuất và tài sản quốc gia phi sản xuất.
Vốn đầu tư là toàn bộ giá trị của các tư liệu sản xuất được hình thành từ các hoạt động đầu tư.
Vốn đầu tư tài sản cố định là vốn cố định bao gồm nhà xưởng, văn phòng, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, cơ cấu lao động, phương tiện vận tải và phương tiện quản lý. Đầu tư vào tài sản cố định vì tài sản cố định luôn chịu hao mòn vật chất nên phải đầu tư bù đắp hao mòn để đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô của nền kinh tế. Do vậy, chúng ta cần phải đầu tư mở rộng. Về tài sản cố định bị hao mòn vô hình nên phải đầu tư hiện đại hoá.
Vốn đầu tư tài sản lưu động là vốn lưu động gồm có nguyên nhiên vật liệu dự trữ và hàng tồn kho. Đầu tư vào tài sản lưu động để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục và có hiệu quả và để đảm bảo đối phó với những biến động về giá cả của thị trường.
Đối với mọi quốc gia thì nguồn vốn đầu tư chỉ có thể đến từ 2 nguồn là trong nước và ngoài nước. Vốn trong nước trước hết là do tiết kiệm mà có, tức là phần chênh lệch giữa thu nhập và tiêu dùng.
Vốn đầu tư của Nhà nước chính là số thu ngân sách còn lại sau khi đã chi cho các nhu cầu thường xuyên. Vốn đầu tư từ khu vực tư nhân là thu nhập của tất cả các thành phần kinh tế sau khi trừ đi chi phí. Các nguồn vốn đó được chuyển từ tiết kiệm sang đầu tư thông qua các công cụ của thị trường vốn bao gồm hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán. Do đó để đáp ứng vốn cho khu vực sản xuất kinh doanh thì các nước đặc biệt là các nước đang phát triển phải mở rộng sự phát triển của thị trường vốn và các công cụ của nó.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 291
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 278
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 298
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 313
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 335
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 322
⬇ Lượt tải: 16