Mã tài liệu: 265680
Số trang: 12
Định dạng: zip
Dung lượng file: 91 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
1. Quan điểm chủ nghĩa Mác – LêNin
1.1. Quần chúng nhân dân
Những lực lượng cơ bản tạo thành công đồng quần chúng nhân dân bao gồm: Thứ nhất, những người lao động sản xuất ra của cảI vật chất và các giá trị tinh thần; đó là hạt nhân cơ bản trong cộng đồng quần chúng nhân dân. Thứ hai, những bộ phận dân cư chống lại giai cấp thống trị, áp bức, bóc lột, đối kháng vơI cộng đồng nhân dân. Thứ ba, những giai cấp, tầng lớp xã hội thúc đấy sự tiến bộ xã hội thông qua hoạt động của mình, trực tiếp hoặc gián tiếp trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Quần chúng nhân dân không phải một cộng đồng bất biến mà trái lại, nó thay đổi cùng với sự biến đổi của những nhiệm vụ lịch sử ở mỗi thời đại, mỗi giai đoạn phát triển nhất định. Tuy nhiên, lực lượng cơ bản nhất của quần chúng nhân dân chính là những con người lao động sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Ngoài ra, tuỳ theo mỗi điều kiện lịch sử xác định mà bao gồm trong cộng đồng quần chúng nhân dân còn có thể bao gồm những lực lưọng giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau.
1.2. Quan điểm của Mác – Lênin
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử. Theo Mác - LêNin: con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử nhưng không phảI là theo phương thức hành vi đơn lẻ, rời rạc, cô độc của mỗi con người mà là theo phương thức liên kết những con người thành sức mạnh cộng đồng xã hội có tổ chức, có lãnh đạo của những cá nhân hay tổ chức chính trị, xã hội nhất định nhắm giải quyết các nhiệm vụ lịch sử trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá của xã hội - cộng đồng đó chính là quần chúng nhân dân.
Theo quan điểm duy vật lịch sử, quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử, lực lượng quyết định sự phát triển của lịch sử. Do đó, lịch sử trước hết và căn bản là lịch sử hoạt động của quần chúng nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế − xã hội. Mác nêu khẩu hiệu “Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại”. LêNin làm cách mạng vô sản thành công ở nước tiền tư bản, lực lượng công-nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đại đoàn kết quốc tế. Khẩu hiệu của Mác được mở rộng “Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”. Chủ nghĩa Mác-LêNin là cơ sở lý luận quan trọng nhất đối với quá trình hình thành tư tưỏng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác-LêNin.Người đã tìm thấy con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức khỏi ách nô lệ, tìm thấy sự cần thiết và con đường tập hợp lực lượng cách mạng trong phạm vi từng nước và trên phạm vi toàn thế giới.
Vai trò chủ thể sáng tạo ra lịch sử, quyết định tiến trình phát triển lịch sử của quần chúng nhân dân được phân tích từ ba giác độ sau:
- Thứ nhất, quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của mọi xã hội, trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của con người, của xã hội - đây là nhu cầu quan trọng bậc nhất của mọi xã hội ở mọi thời đại, mọi giai đoạn lịch sử.
- Thứ hai, cùng với quá trình sáng tạo của cải vật chất, quần chúng nhân dân đồng thời cũng là lực lượng trực tiếp hay gián tiếp sáng tạo ra các giá trị tinh thần của xã hội; là lực lượng trực tiếp hay gián tiếp “kiểm chứng” các giá trị tinh thần đã được các thế hệ và các cá nhân sáng tạo ra trong lịch sử. Hoạt động của quần chúng nhân dân là cơ sở hiện thực có ý nghĩa quyết định và là cội nguồn phát sinh những giá trị văn hoá tinh thần của xã hội. Mọi giá trị sáng tạo tinh thần dù qua phương thức nào thì cuối cùng cũng là để phục vụ hoạt động của quần chúng nhân dân và nó chỉ có ý nghĩa hiện thực một khi được vật chất hoá bởi hoạt động thực tiễn của nhân dân.
Thứ ba, quần chúng nhân dân là lực lượng và hoạt động cơ bản của mọi cuộc cách mạng và các cuộc cải cách trong lịch sử. Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng không có một cuộc cách mạng hay cuộc cải cách xã hội nào có thể thành công nếu nó không xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân. Với ý nghĩa như vậy có thể nói cách mạng là “ngày hội của quần chúng” và trong những ngày đó quần chúng nhân dân có thể sáng tạo ra lịch sử “một ngày bằng hai mươi năm”. Như vậy, những cuộc cách mạng và cải cách xã hội cần đến lực lượng quần chúng nhân dân và sức sáng tạo của quần chúng nhân dân cũng cần có những cuộc cách mạng và cải cách xã hội.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 539
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 678
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 296
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 139
👁 Lượt xem: 559
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 679
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 669
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 16