Mã tài liệu: 273018
Số trang: 34
Định dạng: zip
Dung lượng file: 175 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI NÓI ĐẦU
Lịch sử ở nhiều nước trên thế giới đã cho thấy, Kiểm toán Nhà nước ra đời rất sớm, đảm nhận chức năng quan trọng, không thể thiếu được của nhà nước pháp quyền trong quá trình kiểm soát, quản lý việc sử dụng nguồn tài chính công.Tại Việt Nam, Kiểm toán Nhà nước được thành lập theo Nghị Định số 70/CP ngày 11 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ nhằm giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện chức năng kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế Nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội có sử kinh phí do Ngân sách Nhà nước cấp; đánh giá sự tuân thủ pháp luật và hiệu quả hoạt động của các đơn vị được kiểm toán.
Sau hơn 10 năm hoạt động, Kiểm toán Nhà nước đã góp phần tăng cường đáng kể công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính công. Đã cung cấp cho các cơ quan quản lý Nhà nước các thông tin về thực trạng thu - chi ngân sách và công tác điều hành Ngân sách Nhà nước của các cấp, các ngành. Kiến nghị nhiều giải pháp nhằm xử lý các sai phạm phát hiện được trong quá trình kiểm toán để giúp Chính phủ và các cơ quan Nhà nước có liên quan điều hành hiệu quả hoạt động quản lý của mình, góp phần tích cực ngăn chặn các tệ nạn tham ô, lãng phí, thất thoát công quỹ và tài sản quốc gia. Giúp cho Chính phủ, Quốc hội đưa ra các quyết định kịp thời trong việc lập lại kỷ cương đối với hoạt động tài chính nói riêng, trong quản lý nói chung.
Tuy vậy, những kết quả đạt được của Kiểm toán Nhà nước so với yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ và yêu cầu của nền kinh tế còn rất khiêm tốn. Nền kinh tế vẫn đang đứng trước nhiều thử thách, tệ nạn tham ô, lãng phí, tài sản công vẫn còn diễn ra phổ biến và ngày càng nghiêm trọng. Chính vì vậy, đòi hỏi Kiểm toán Nhà nước phải tiếp tục nâng cao năng lực hoạt động của mình, phải đổi mới cả về cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật kiểm toán và nâng cao chất lượng đội ngũ Kiểm toán viên.. Có như vậy mới đáp ứng được những đòi hỏi của tình hình mới.
Thấy được tầm quan trọng trong việc nghiên cứu Bộ máy tổ chức và hoạt động cũng như những mặt đã đạt được và chưa đạt được của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam, em đã chọn đề tài: “Tìm hiểu bộ máy tổ chức và hoạt động của cơ quan Kiểm toán Nhà nước tại Việt Nam” làm đề án cho môn học chuyên nghành của mình.
Ngoài lời nói đầu và kết luận đề tài bao gồm 3 phần chính:
Phần I: Lý luận chung về Kiểm toán Nhà nước
Phần II: Tổ chức bộ máy và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước tại Việt Nam
Phần III: Một số kiến nghị với hoạt động của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam
Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo, Thạc sỹ Đinh Thế Hùng đã trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Mặc dù đã có cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng do thời gian và kiến thức thực tế còn hạn chế nên chắc hẳn đề tài còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Thầy giáo để đề tài hoàn thiện hơn.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 810
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 466
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 834
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 195
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 495
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 16