Mã tài liệu: 249998
Số trang: 34
Định dạng: doc
Dung lượng file: 968 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĂN MÒN KIM LOẠI
[*]Định nghĩa ăn mòn:
Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại do tương tác hóa học hoặc điện hóa của kim loại với môi trường xung quanh.
[*]Phân loại các quá trình ăn mòn:
[*]Phân loại theo cơ chế của quá trình ăn mòn
Theo cơ chế của quá trình người ta chia ra làm hai loại ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa:
[*]Ăn mòn hóa học:
Ăn mòn hóa học là quá trình ăn mòn do tác dụng hóa học của kim loại với môi trường.
[*]Ăn mòn điện hóa:
Ăn mòn điện hóa là quá trình ăn mòn do tác dụng điện hóa học giữa kim loại với môi trường phản ứng điện hóa, nó tuân theo qui luật động học điện hóa. Ăn mòn điện hóa xảy ra 2 quá trình đồng thời.
[*]Quá trình anot là quá trình biến đổi trực tiếp kim loại thành ion hydrat hóa trong dung dịch.
Me + xH2O = Me(H2O)n+ + ne
Trong kim loại còn một lượng tương đương các electron dư thừa.
[*]Quá trình catot là quá trình làm các electron dư ở quá trình anot bị đồng hóa do một vài chất nhận electron, được gọi là chất khử phân cực.
Nghiên cứu chi tiết quá trình ăn mòn hóa học và điện hóa cho thấy không có ranh giới phân biệt rõ nét giữa chúng. Trong nhiễu trường hợp, sự biến đổi chậm từ cơ chế hóa học sang cơ chế điện hóa có thể xảy ra và ngược lại. Sự ăn mòn trong dung dịch điện ly có thể xảy ra theo cả cơ chế điện hóa lẫn cơ chế hóa học.
1.2.2. Phân loại theo điều kiện của quá trình ăn mòn
- Ăn mòn khí quyển là ăn mòn kim loại trong khí quyển hay các khí ẩm ướt khác.
- Ăn mòn trong chất điện ly ( axit, bazơ, muối)
- Ăn mòn dưới đất nghĩa là ăn mòn các công trình ngầm dưới đất
- Ăn mòn điện gây ra dưới tác dụng của dòng điện ngoài hay các dòng lang thang
- Ăn mòn dưới tác dụng của điện thế gây ra do tác dụng đồng thời của môi trường xâm thực và của điện thế trên kim loại.
- Ăn mòn sinh vâth học là ăn mòn gây ra do các vi sinh vật hay sản phẩm chuyển hóa củ chúng.
1.2.3. Phân loại theo dạng đặc trưng của ăn mòn
- Ăn mòn toàn bộ xảy ra trên toàn bộ bề mặt kim loại, nó có thể đều đặn hoặc không đều
- Ăn mòn cục bộ tập trung ở các khu riêng biệt của bề mặt kim loại.
Ví dụ: Ăn mòn hang hốc, ăn mòn điểm
- Ăn mòn giữa các tinh thể là sự phá hủy kim loại dọc theo ranh giới giữa các tinh thể
- Ăn mòn xuyên tinh hình thành các vết rạn xuyên tinh dẫn đến sự phá hủy toàn bộ kim loạ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 1216
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 668
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 623
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 623
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 512
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 717
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 6162
⬇ Lượt tải: 53
Những tài liệu bạn đã xem