Mã tài liệu: 282697
Số trang: 92
Định dạng: zip
Dung lượng file: 435 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm cuối thập niên 90 và những năm đầu thế kỷ XXI này xu thế toàn cầu hoá các nền kinh tế đang diễn ra hết sức mạnh mẽ. Mỗi một quốc gia trên cơ sở những đặc thù riêng của mình về văn hoá, kinh tế, chính trị... đều cố gắng thích nghi với xu thế đó sao cho toàn cầu hoá trở thành con tầu đa đất nước vào thế kỷ mới, thế kỷ XXI.
Đất nước ta có một nguồn tài nguyên tương đối lớn đó là một cơ hội cho chúng ta phát triển một số mặt hàng liên quan đến gỗ đó là mặt hàng mộc. Mặt hàng mộc là mặt hàng đang giành rất nhiều sự quan tâm của Chính phủ và của các doanh nghiệp.
Là mặt hàng với nhiều chủng loại đa dạng, hàng mộc khi xuất khẩu sang các quốc gia khác nhau thì cũng không giống nhau về hình thức, kiểu dáng.Chúng mang đặc thù riêng của mỗi quốc gia cũng như thị hiếu sở thích của các quốc gia đó.
Ngoài ý nghĩa kinh tế là thu được ngoại tệ góp phần vào cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, nó còn mang một ý nghĩa xã hội hết sức to lớn, đó là giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống nhân dân, thúc đẩy phát triển nền kinh tế đất nước.
Vậy làm thế nào để nó ngày càng phát triển ? Việc tổ chức, thực hiện hợp đồng sẽ là một trong những yếu tố góp phần thực hiện điều đó.Và để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh quốc tế được thực hiện một cách thuận lợi và an toàn, các thương nhân thường xây dựng hợp đồng. Tuy nhiên với thương nhân Việt Nam, việc mua bán thông qua hợp đồng với bạn hàng quốc tế vẫn gặp nhiều khó khăn nên không tránh khỏi những hạn chế về nhiều mặt. Sự thiếu thông tin về tình hình thị trường thế giới, vai trò của các Tham tán thương mại, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sự am hiểu về luật pháp quốc tế cũng như quốc gia của cán bộ kinh doanh còn nhiều hạn chế, chính sách của nhà nước còn nhiều bất cập …….khiến các nhà doanh nghiệp chưa đẩy mạnh được xuất khẩu. Trong những năm qua, hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam cũng đã đạt được những kết quả đáng mừng song bên cạnh đó vẫn còn vẫn còn một vài hạn chế trong công tác thị trường, công tác thiết kế, công tác nghiệm thu và bảo quản hàng hoá….Điều này đã làm công tác thực hợp đồng xuất khẩu hàng mộc của Tổng công ty bị hạn chế, song mặt hàng mộc vẫn chiếm tỷ trọng cao so với các mặt hàng xuất khẩu khác. Nhờ đó mà kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Tổng công ty vẫn tương đối tốt.
Trong thời gian thực tập tại Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam, em đã biết được nhiều điều về hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh của Tổng công ty nói riêng. Có thể nói rằng hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Tổng công ty là tương đối tốt và thị trường xuất khẩu của Tổng công ty là rất lớn song thị trường EU là thị trường được Tổng công ty đánh gía rất cao. Do thời gian thực tập có hạn nên em không thể tìm hiểu sâu sắc về Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam, trong bài luận văn này em chỉ xin trình bày về " Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng mộc sang thị trường EU của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam ".
Nội dung luận văn gồm ba chương :
Chương I : Lý luận chung về hợp đồng xuất khẩu và về quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
Chương II : Thực trạng việc thực hiện hợp đồng đồ mộc vào thị trường EU của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam.
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, do do hiểu biết còn hạn chế cũng như thực tế công việc còn nhiều bỡ ngỡ nên bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ góp ý của thầy cô, cô chú trong Tổng công ty và bạn bè để bài luận văn được hoàn thiện hơn.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 246
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 256
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 336
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 137
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 291
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 307
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 241
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 308
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 250
⬇ Lượt tải: 16