Mã tài liệu: 280490
Số trang: 0
Định dạng: zip
Dung lượng file: 96 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một yêu cầu tất yếu trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, vì để xây dựng và phát triển một nền kinh tế ổn định, vững chắc, với tốc độ nhanh đòi hỏi phải xác định được một cơ cấu kinh tế hợp lý, giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa ngành kinh tế quốc dân, giữa các vùng lãnh thổ và giữa các thành phần kinh tế. Cơ cấu kinh tế có ý nghĩa thiết thực trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển đa dạng, năng động, phát huy lợi thế, tiềm năng về nguồn nhân lực, vật lực và tài lực. Cơ cấu kinh tế quốc dân có nhiều loại và tuỳ theo mục đích nghiên cứu, quản lý có thể xem xét dưới các góc độ khác nhau. Nhưng dù thuộc loại nào cơ cấu kinh tế quốc dân cũng là sản phẩm của phân công lao động xã hội, nó được biểu hiện cụ thể giữa hai hình thức cơ bản nhất là phân công lao động theo ngành và phân công lao động theo lãnh thổ. Hai hình thức phân công lao động xã hội này gắn bó với nhau, thúc đẩy quá trình tiến hoá chung của nhân loại. Mọi sự phát triển của phân công lao động theo ngành kéo theo sự phân công lao động theo lãnh thổ. Phân công lao động theo lãnh thổ, với đầy đủ các yếu tố về dân số, đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, phong tục tập quán của mỗi vùng sẽ tạo điều kiện để chuyên môn hóa sản xuất, hỗ trợ cho các ngành phát triển, hình thành các cơ sở sản xuất kinh doanh để khai thác và phát huy thế mạnh ở từng vùng lãnh thổ. Trình độ phát triển của phân công lao động xã hội trong mỗi dân tộc là thước đo trình độ phát triển chung của dân tộc đó.
Như vậy, cách tiếp cận về cơ cấu kinh tế xuất phát từ cấu trúc bên trong của nó qua quá trình tái sản xuất mở rộng của nền kinh tế, bao hàm các mối quan hệ kinh tế đa dạng và phức tạp, được nhìn nhận trên quan điểm hệ thống không chỉ mang tính chất số lượng mà còn mang tính chất về mặt chất lượng. Nó không chỉ là mối quan hệ riêng lẻ của từng bộ phận kinh tế mà phải là những quan hệ tổng thể của các bộ phận cấu thành nền kinh tế bao gồm các yếu tố kinh tế, các lĩnh vực kinh tế, các ngành kinh tế, các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế.
Hiện nay, cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, lĩnh vực đầu tư ngày càng chú trọng và phát triển, kể cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Nhờ đó, nền kinh tế có đà tăng trưởng cao trong nhiều năm liên tiếp, đồng thời cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.
Vậy tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế như thế nào, thông qua những chính sách gì, thực trạng và giải pháp đối với vấn đề này như thế nào… đề tài này sẽ làm rõ thêm những vướng mắc còn tồn tại.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 272
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 295
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 311
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 302
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 273
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 0
👁 Lượt xem: 239
⬇ Lượt tải: 16