Tìm tài liệu

Thuc trang moi quan he giua xay dung phap luat va thuc hien phap luat Viet Nam hien nay

Thực trạng mối quan hệ giữa xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật Việt Nam hiện nay

Upload bởi: khanh762000

Mã tài liệu: 234069

Số trang: 5

Định dạng: doc

Dung lượng file: 50 Kb

Chuyên mục: Tổng hợp

Info

Xây dựng pháp luật – hiểu một cách đơn giản, là việc đặt ra các quy tắc pháp lý làm chuẩn mực cho cách xử sự của công dân, tổ chức (quy phạm pháp luật) theo các phương thức khác nhau và thể hiện chúng dưới những hình thức của pháp luật; có thể là tập quán, tiền lệ pháp hay văn bản quy phạm pháp luật. Là một hoạt động nhà nước, xây dựng pháp luật được bắt đầu từ khâu hoạch định chính sách pháp luật, nhằm xác định mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc xử lý các quan hệ cần điều chỉnh pháp luật. Về mặt lịch sử, việc đặt ra các quy phạm pháp luật đựơc các nhà nước tiến hành theo các phương thức khác nhau, song tựu chung có hai phương thức chủ yếu sau:

- Phương thức ban hành mới, trên cơ sở khái quát hoá các quan hệ xã hội hiện thực và tuân theo chính sách pháp luật đã được hoạch định. Đây là phương thức sáng tạo pháp luật.

- Phương thức thừa nhận. Về bản chất, đây cũng là phương thức sáng tạo pháp luật, song ở các cấp độ khác nhau, theo các cách thức khác nhau; có thể là việc thừa nhận trực tiếp một quy phạm xã hội từ các nguồn quy phạm mà xã hội sẵn có, như đạo đức, tập quán, điều lệ của các hiệp hội nghề nghiệp ; cũng có thể thừa nhận gián tiếp thông qua con đường thể chế một tư tưởng, học thuyết hoặc một nguyên tắc chính trị – pháp lý nào đó để hình thành chính sách pháp luật, làm cơ sở cho việc đặt ra các quy phạm pháp luật cụ thể. Thể chế hoá cũng có thể bằng cách giao cho tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức của xã hội dân sự một số nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý của nhà nước. Trong phạm vi thực hiện các nhiệm vụ đó, các văn bản của các tổ chức trên ban hành có giá trị pháp lý. Cá biệt, có nhà nước đã thừa nhận một tôn giáo là quốc giáo. Trong trường hợp này, nhà nước trở thành nhà nước tôn giáo; giáo luật của tôn giáo cũng là luật pháp.

Ở Việt Nam, phương thức thể chế hoá là phương thức cơ bản trong xây dựng pháp luật. Đối tượng của thể chế hoá là đường lối, chủ trương của Đảng. Qua thể chế hoá mà nhà nước hình thành hệ thống chính sách pháp luật trên từng lĩnh vực quản lý nhà nước, chuyển hoá những vấn đề chung, có tính quy luật trong đường lối, chủ trương của Đảng thành những quy phạm pháp luật cụ thể, đem lại sự bảo đảm thực hiện bởi quyền lực và sức mạnh tổ chức của bộ máy nhà nước, bên cạnh tính khoa học và sức thuyết phục của đường lối, chủ trương đó. Khi chưa được thể chế hoá, trách nhiệm thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng chỉ thuộc về các tổ chức Đảng, đáng viên. Khi được thể chế hoá, đường lối, chủ trương của Đảng trở thành pháp luật, và do đó, thành nghĩa vụ thực hiện của toàn xã hội, của mọi công dân.

Cùng với phương thức thể chế hoá, Đảng chủ trương dân chủ hoá, bảo đảm cho người dân được tham gia vào ngay từ khâu đầu tiên của quy trình ra quyết định của Đảng, Nhà nước. Vì lẽ đó, "pháp luật là thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân", là pháp luật mà bản chất của nó là sự thống nhất hữu cơ giữa tính chất giai cấp công nhân và tính nhân dân.

Thực hiện pháp luật – xét trong quy trình "quản lý nhà nước bằng pháp luật", là sự tiếp nối xây dựng pháp luật, gồm toàn bộ các hoạt động nhằm đưa các quy phạm pháp luật vào đời sống nhà nước, xã hội và sinh hoạt của công dân. Về bản chất, thực hiện pháp luật là quá trình hiện thực hoá pháp luật, làm bộc lộ và phát huy những giá trị tiềm năng của pháp luật trong thực tế. Cũng như xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật được tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau, tuỳ theo mục đích điều chỉnh và lựa chọn của chủ thể thực hiện. Có bốn hình thức phổ biến sau:

- Tuân thủ pháp luật, là việc chủ thể tự kiềm chế không thực hiện hành vi (có thể là hành động hoặc không hành động) bị pháp luật ngăn cấm.

- Chấp hành pháp luật, là việc chủ thể bằng hành vi của mình thực hiện các nghĩa vụ mà pháp luật quy định.

- Sử dụng pháp luật, là việc chủ thể thực hiện các quyền được pháp luật quy định.

- Áp dụng pháp luật, là việc thực hiện pháp luật chủ yếu do các cơ quan, công chức nhà nước tiến hành, liên quan đến việc thực hiện chức năng, thẩm quyền hay các nhiệm vụ công vụ của cơ quan, công chức đó.

Các hình thức thực hiện pháp luật trên, đặc biệt là hình thức áp dụng pháp luật, đều phải theo một quy trình pháp lý chặt chẽ.

Thực hiện pháp luật còn phụ thuộc vào tính chất, nội dung của các ngành luật cụ thể. Thực hiện Hiến pháp – đạo luật cơ bản, có hiệu lực pháp lý cao nhất có hai đặc thù: 1) việc thực hiện đó chủ yếu là hoạt động lập pháp của Quốc hội, tức là hoạt động xây dựng pháp luật ở tầng cao nhất, chỉ sau hoạt động ban hành Hiến pháp, nhằm ban hành các đạo luật cụ thể hoá Hiến pháp. Có đặc thù này bởi Hiến pháp là "luật mẹ", "luật của các luật", không có các đạo luật cụ thể hoá thì Hiến pháp dù có hiệu lực pháp lý cao nhất cũng khó có thể được thực hiện; 2) việc thực hiện Hiến pháp một cách trực tiếp chỉ thuộc về những cơ quan, chức danh nhà nước cao nhất. Vì thế, sự vi phạm Hiến pháp dễ dàng dẫn đến phá vỡ thể chế, làm mất ổn định chính trị. Và cũng vì thế, bảo vệ Hiến pháp bằng một cơ chế bảo hiến chặt chẽ luôn là sứ mệnh hàng đầu của nhà nước, là bảo vệ chế độ nhà nước, chế độ xã hội. Việc thực hiện pháp luật hình sự, dân sự hay pháp luật kinh doanh, thương mại lại hoàn toàn khác. Thực hiện pháp luật hình sự đòi hỏi trước hết ở công dân sự tự kiềm chế không thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm. Trong khi đó, pháp luật dân sự, kinh doanh, thương mại lại xác định một không gian pháp lý rộng rãi, mà trong không gian đó chủ thể thực hiện có quyền tự do, "được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm".

Mặc dù có những khác biệt trên, song giữa xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật có quan hệ tương tác, mang tính biện chứng, được thể hiện qua các nội dung chủ yếu sau:

Một là, xây dựng pháp luật cũng chính là thực hiện pháp luật, tức là thực hiện các quy tắc pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong hoạt động xây dựng pháp luật.

Hai là, xây dựng pháp luật là hoạt động sáng tạo, song không duy lý; "các nhà lập pháp không sáng tạo ra luật từ bộ óc của mình, mà chỉ phát hiện ra luật từ thực tế".

Ba là, thực hiện pháp luật, đến lượt mình trở thành thực tiễn sinh động kiểm nghiệm chất lượng xây dựng pháp luật; chất lượng này được biểu hiện ở mối quan hệ biện chứng giữa hiệu lực và hiệu qủa của đạo luật được ban hành.

Từ mối quan hệ giữa xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật như đã phân tích ở trên có thể rút ra những ý nghĩa thực tiễn sau:

- Cần đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật mà nội dung là thấy được mối quan hệ biện chứng giữa chúng

- Xây dựng pháp luật như trên đã phân tích, là khâu đầu tiên của quy trình "quản lý nhà nước bằng pháp luật",

- Đấu tranh kiên quyết với những dạng thức thực hiện pháp luật tiêu cực, vừa phá vỡ trật tự kỷ cương, pháp chế, vừa làm sai lạc thực tiễn kiểm nghiệm chất lượng xây dựng pháp luật, làm vẩn đục môi trường sáng tạo pháp luật.

- Phải coi trọng, thường xuyên tổng kết thực tiễn xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật. Qua tổng kết để đánh giá chất lượng xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật, khơi nguồn mới cho sáng tạo pháp luật, rút ra những kinh nghiệm tốt trong tổ chức thực hiện pháp luật, chia sẻ trách nhiệm giữa các cơ quan, tổ chức hữu quan

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Thực trạng mối quan hệ giữa xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật Việt Nam hiện nay
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Thực trạng mối quan hệ giữa xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật Việt Nam hiện nay
  • Thực trạng mối quan hệ giữa xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật Việt Nam hiện nay
  • Thực trạng mối quan hệ giữa xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật Việt Nam hiện nay
  • Thực trạng mối quan hệ giữa xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật Việt Nam hiện nay
  • Thực trạng mối quan hệ giữa xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật Việt Nam hiện nay

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Thực trạng ý thức pháp luật của thanh thiếu ...

Upload: canhts

📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 355
Lượt tải: 21

Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý ...

Upload: vn_nongdan

📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 400
Lượt tải: 16

Một số giải pháp nhằm thúc đăy mối quan hệ ...

Upload: trungnghiadic

📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 34
Lượt tải: 16

Một số giải pháp nhằm thúc đăy mối quan hệ ...

Upload: vhnhung_hn

📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 283
Lượt tải: 16

Một số giải pháp nhằm thúc đăy mối quan hệ ...

Upload: ciaovista

📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 283
Lượt tải: 16

Một số giải pháp nhằm thúc đăy mối quan hệ ...

Upload: chaobac

📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 313
Lượt tải: 16

Một số giải pháp nhằm thúc đăy mối quan hệ ...

Upload: nambdscongminh

📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 85
Lượt tải: 18

Môi trường pháp luật của các doanh nghiệp ...

Upload: ngoisaocodon_hk_ht

📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 420
Lượt tải: 16

Môi trường pháp luật của các doanh nghiệp ...

Upload: tuantq00059

📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 467
Lượt tải: 16

Hoàn thiện pháp luật về thanh tra xây dựng ở ...

Upload: tuanvm_hnvn

📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 528
Lượt tải: 16

Mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát ...

Upload: quanglinhlinh33

📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 374
Lượt tải: 16

Phân tích mối quan hệ giữa lạm phát với lãi ...

Upload: limlilim

📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 796
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Thực trạng mối quan hệ giữa xây dựng pháp ...

Upload: khanh762000

📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 608
Lượt tải: 17

CHUYÊN MỤC

Tổng hợp
Thực trạng mối quan hệ giữa xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật Việt Nam hiện nay Xây dựng pháp luật – hiểu một cách đơn giản, là việc đặt ra các quy tắc pháp lý làm chuẩn mực cho cách xử sự của công dân, tổ chức (quy phạm pháp luật) theo các phương thức khác nhau và thể hiện chúng dưới những hình thức của pháp luật; có thể là doc Đăng bởi
5 stars - 234069 reviews
Thông tin tài liệu 5 trang Đăng bởi: khanh762000 - 17/10/2025 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 17/10/2025 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Thực trạng mối quan hệ giữa xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật Việt Nam hiện nay