Mã tài liệu: 275193
Số trang: 105
Định dạng: zip
Dung lượng file: 4,303 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Thị trường TPCP là một bộ phận quan trọng của thị trường tài chính. Nó có chức năng thu hút, di chuyển các nguồn vốn từ nơi có khả năng sinh lợi thấp đến nơi có khả năng sinh lợi cao hơn và từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn; đáp ứng các yêu cầu về vốn để phát triển kinh tế và là công cụ hữu hiệu của Chính phủ trong quá trình điều hành vĩ mô nền kinh tế.
Trải qua hàng chục năm hình thành và phát triển, thị trường TPCP ở Việt Nam đã khẳng định được vai trò và vị trí quan trọng trong việc huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển; ổn định nền tài chính quốc gia; kiểm soát được lạm phát; thúc đẩy quá trình phát triển của thị trường tài chính. Với sự có mặt của TTCK nói chung và thị trường TPCP nói riêng, đã góp phần khắc phục được những khiếm khuyết của thị trường tài chính, tạo cơ hội cho việc luân chuyển vốn đầu tư, đáp ứng yêu cầu về vốn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Ở Việt Nam, để thực hiện thành công mục tiêu nâng thu nhập quốc dân năm 2010 tăng gấp đôi năm 2000; duy trì tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 7%- 8%; phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá và đẩy nhanh tiến trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi Chính phủ Việt Nam phải đầu tư một lượng vốn khá lớn để phát triển kinh tế - xã hội. Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, trong giai đoạn 2001-2010 tổng nhu cầu vốn đầu tư của toàn xã hội khoảng 155-165 tỷ USD (trong đó vốn trong nước chiếm khoảng 65%). Trước mắt giai đoạn 2006-2010 nhu cầu vay trong nước thông qua thị trường TPCP ước tính khoảng 100.190 tỷ đồng. Huy động vốn thông qua thị trường TPCP thời gian qua đã đạt được những kết quả khả quan, là kênh huy động vốn quan trọng cho NSNN và cho đầu tư phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động thị trường TPCP ở Việt Nam còn bộc lộ không ít nhược điểm, chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng của nền kinh tế; thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Để khai thác có hiệu quả các nguồn vốn thông qua thị trường TPCP, đáp ứng nhu cầu về vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển, đòi hỏi thị trường TPCP phải ngày càng được củng cố, phát triển và hoàn thiện hơn nữa.
Từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài luận văn: “Thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Trình bầy lý luận cơ bản, tổng quan về trái phiếu Chính phủ và thị trường trái phiếu Chính phủ; làm sáng tỏ sự tồn tại tất yếu khách quan, chức năng và vai trò của thị trường TPCP trong nền kinh tế. Tham khảo kinh nghiệm thị trường TPCP của một số nước phát triển trên thế giới, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển và hoàn thiện thị trường TPCP.
Nghiên cứu thực trạng hoạt động thị trường TPCP của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1990 - 2005; đánh giá những kết quả đã đạt được, những điểm hạn chế, tồn tại và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của thị trường TPCP ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, nêu ra quan điểm, định hướng và đề xuất các giải pháp, lộ trình phát triển và hoàn thiện thị trường TPCP ở Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thị trường TPCP ở Việt Nam, bao gồm cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
Phạm vi nghiên cứu tập trung vào trái phiếu Chính phủ và thị trường TPCP, tham khảo kinh nghiệm phát triển thị trường TPCP của một số quốc gia trên thế giới; thực trạng thị trường TPCP ở Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp phát triển và hoàn thiện thị trường TPCP ở Việt Nam trong thời gian tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã áp dụng tổng hợp các phương pháp: Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, lịch sử, phát triển, so sánh, đối chiếu trong quá trình nghiên cứu. Các phương pháp này dựa trên nền tảng của phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
5. Những đóng góp của luận văn
- Trên phương diện lý luận: Hệ thống hoá, tổng quan những lý luận cơ bản về trái phiếu Chính phủ và thị trường TPCP. Phân tích và đánh giá có căn cứ khoa học về thực trạng thị trường TPCP ở Việt Nam.
- Trên phương diện thực tiễn: Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển và hoàn thiện thị trường TPCP ở Việt Nam thời gian tới.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu, danh mục các bảng và đồ thị, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về trái phiếu Chính phủ và thị trường trái phiếu Chính phủ
Chương 2 : Thực trạng thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam
Chương 3 : Một số giải pháp phát triển và hoàn thiện thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 556
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 327
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 305
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 267
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 346
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 307
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 339
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 154
👁 Lượt xem: 619
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 533
⬇ Lượt tải: 16