Mã tài liệu: 271967
Số trang: 19
Định dạng: zip
Dung lượng file: 161 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Phần mở đầu :
Tôi sang Việt Nam đă có 10 tháng rồi ,Việt Nam có rất nhiều văn hoá tôi vẫn chưa biết .tôi chọn đề đài này bởi vì thấy rằng ,tết nguyên dán là một tết quan trọng nhất trong những tết Việt Nam .mục đích nghiên cứu là thông qua nghiên cứu tết nguyên dàn Việt Nam ,tôi sẽ tìm hiểu cuộc sống , văn hoá ,phong tục của người Việt Nam .như thế nào?thêm một bước có thể hiểu biết Việt Nam là một nước như thế nào?tôi sẽ hỏi các bạn bè Việt Nam và các thày cô giáo những đặc trưng của tết nguyên đán .còn có thể xem sách và lên mạng để tìm hiểu điều này.kết cấu của chuyên đề là:1.tết nguyên đán đối với người việt nam .2 Những tập tục, sinh hoạt ngày tết.
Phần 1: Tết nguyên đán đối với người Việt Nam.
1.1ý nghiă của tết nguyên đán đối với người việt nam.
Tết Nguyên Đán hay Tết Cả là lễ hội cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, có phạm vi phổ biến rộng nhất, từ Nam Quan đến Cà Mau và cả vùng hải đảo, tưng bừng và nhộn nhịp nhất của dân tộc Từ những thế kỷ xa xưa thời Lý, Trần, Lê, ông cha ta đã cử hành lễ Tết hàng năm một cách trang trọng. Tết Nguyên Đán là khâu đầu tiên và quan trọng nhất trong hệ thống lễ hội Việt Nam, mà
phần "lễ" cũng như phần "hội" đều rất phong phú cả nội dung cũng như hình thức, mang một giá trị nhân văn sâu sắc và đậm đà. Việc ông cha ta xác định Tết Cả đúng vào thời điểm kết thúc một năm cũ, mở đầu một năm mới theo âm lịch, là một chu kỳ vận hành vũ trụ, đã phản ánh tinh thần hòa điệu giữa con người với thiên nhiên (Đất-Trời-Sinh vật), chữ NGUYÊN có nghĩa là bắt đầu, chữ ĐÁN có nghĩa là buổi ban mai, là khởi điểm của năm mới. Đồng thời, Tết cũng là dịp để gia đình, họ hàng, làng xóm, người thân xa gần sum họp, đoàn tụ, thăm hỏi, cầu chúc nhau và tưởng nhớ tri ơn ông bà, tổ tiên.
Xét ở góc độ mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Tết - do tiết (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông - có một ý nghĩa đặc biệt đối với một xã hội mà nền kinh tế vẫn còn dựa vào nông nghiệp làm chính. Theo tín ngưỡng dân gian bắt nguồn từ quan niệm "Ơn trời mưa nắng phải thì", người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ đến các vị thần linh có liên quan đến sự được, mất của mùa màng như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời... người nông dân cũng không quên ơn những loài vật, cây cối đã giúp đỡ, nuôi sống họ, từ hạt lúa đến trâu bò, gia súc, gia cầm trong những ngày này.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 339
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 364
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 268
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 264
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 336
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 302
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem