Mã tài liệu: 268336
Số trang: 12
Định dạng: zip
Dung lượng file: 102 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường thường đem lại nền kinh tế tăng trưởng và phát triển nhưng thường lại có những “tác dụng phụ” không có lợi cho đông đảo người lao động. Ngay ở các nước có nền kinh tế phát triển thì cũng chưa có nước nào đạt được sự hài hòa giữa phát triển kinh tế thị trường và tiến bộ xã hội. Sự phân hóa giàu nghèo thường đồng hành với kinh tế thị trường. Do đó, cuộc đấu tranh cho bình đẳng xã hội, cho sự phát triển bền vững đang là mục tiêu của tất cả nhân loại tiến bộ trên thế giới.
Dưới góc độ chính sách xã hội, đối với đông đảo người lao động, khi xây dựng nền kinh tế thị trường, nói chung luôn luôn có những xu hướng hy sinh các chính sách xã hội, bỏ qua những văn hóa truyền thống để tăng trưởng và phát triển. Sự tăng trưởng kinh tế ở việt nam trong nhiều năm qua cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với vấn đề xóa đói giảm nghèo và công bằng xã hội cả về mặt tích cực và mặt tiêu cực. Vì vậy dưới đây em đi tìm hiểu về đề tài: “Tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian quan có ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề xóa đói giảm nghèo và công bằng xã hội. Đưa ra các khuyến nghị về mặt chính sách”.
I. Các khái niệm.
1. khái niệm tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự ra tăng được thể hiện ở quy mô tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự ra tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu và được tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc tính bình quân trên đầu người. Như vậy, bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế.
2. khái niệm nghèo đói.
Nghèo đói theo nghĩa tương đối “ là mức sống trung bình của quốc gia, thường được dùng để so sánh về sự bất bình đẳng trong thu nhập hoặc chi tiêu của các tầng lớp dân cư, ví dụ lấy đường chéo đói tương đối bằng 40% mức thu nhập bình quân đầu người của quốc gia ”.
Nghèo đói theo nghĩa tuyệt đối “ là không đạt được mức sống tối thiểu để duy trì được sự phát triển về thể chất và tâm lý bình thường ’’.
3. khái niệm công bằng xã hội.
Theo nghĩa rộng “ công bằng xã hội đồng nghĩa với bình đẳng xã hội, đó là quyền ngang nhau giữa người với người về mọi phương diện xã hội như kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa…” như vậy công bằng xã hội hiểu theo nghĩa rộng không chỉ bó hẹp trong một lĩnh vực xã hội nào đó mà nó là sự công bằng trong sự tham gia và hưởng thụ kết quả hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, dân tộc, giới… theo nghĩa đó, bình đẳng xã hội gắn với sự phát triển toàn diện con người và là kết quả của sự phát triển đó.
Theo nghĩa hẹp “ công bằng xã hội là sự ngang bằng nhau giữa người với người về một phương diện hoàn toàn xác định, đó là phương diện quan hệ giữa nghĩa vụ với quyền lợi, giữa cống hiến với hưởng thụ theo nguyên tắc cống hiến lao động ngang nhau thì được hưởng thụ ngang nhau.
Trong tư duy phát triển hiện đại, nội hàm của công bằng xã hội phải bảo gồm cả công bằng trong phân phối thu nhập và công bằng trong các cơ hội phát triển, trong đó công bằng trong cơ hội phát triển là yếu tố chi phối. Như vậy “ công bằng xã hội chính là việc đối xử ngang nhau đối với các chủ thể có các cơ hội phát triển như nhau”
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 316
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 135
👁 Lượt xem: 534
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 314
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 282
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 17