Mã tài liệu: 288575
Số trang: 25
Định dạng: zip
Dung lượng file: 123 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI NÓI ĐẦU
Quá trình tái sản xuất xã hội bao gồm 4 khâu : sản xuất – phân phối – lưu thông – tiêu dùng. Như vậy, thương mại thuộc khâu phân phối và lưu thông với chức năng làm cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Ngành thương mại được hiểu là ngành kinh tế – kỹ thuật, ngành rộng theo tính chất, theo chức năng chứ không phải ngành hẹp theo phạm vi và đối tượng quản lý.
Ngành thương mại là ngành có chức năng phân phối và lưu thông các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân. Để thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá, cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng giữa trong nước và ngoài nước, giữa các doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế với nhau thông qua dòng vận động của hàng hoá thì nhiệm vụ đặt ra đối với ngành thương mại là phải làm sao cho hàng hoá đến tay người tiêu dùng nhanh nhất, phí lưu thông thấp nhất và giá cả rẻ nhất. Muốn vậy, phải có quy hoạch tối ưu về thương mại.
Quy hoạch thương mại (QHTM) là một bản luận chứng khoa học về sự phát triển của ngành thương mại trên cả nước hoặc trên các vùng lãnh thổ với sự bố trí, sắp xếp một cách hợp lý các nguồn lực để tổ chức phân phối và lưu thông hàng hoá dịch vụ theo cơ chế thị trường sao cho có hiệu quả nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu tiêu dùng của xã hội và dân cư, phát triển kinh tế – xã hội của cả nước. QHTM là căn cứ để hoạch định kế hoạch và nó khác kế hoạch ở chỗ không đưa ra những chỉ tiêu quá cụ thể, mà phải xác định được xu hướng phát triển, đưa ra những định hướng cơ bản “ linh hoạt hơn” để có thể điều chỉnh mở rộng bước đi và giải pháp vĩ mô phù hợp. Trong điều kiện kinh tế thị trường có nhiều biến động phức tạp, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự phát triển đa dạng về phương thức và hình thức tổ chức kinh doanh thương mại dịch vụ hiện đaị thì quy hoạch phát triển thương mại của cả nước, mỗi vùng và địa phương đòi hỏi phải có nhiều kịch bản và phương án khác nhau, thích ứng với những đặc điểm và bước đi khác nhau của từng thời kỳ. QHTM không thể đơn lẻ, tách rời mà phải xem xét trong mối tác động qua lại, bổ sung và phù hợp với nhau trong định hướng phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo sự hài hoà trên từng vùng lãnh thổ nhất định (xem sơ đồ số 1). Để có sự hài hoà, thống nhất về QHTM giữa ngành và lãnh thổ thì Nhà nước trung ương và chính quyền các cấp phải là người thực hiện sự kết hợp đó trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của cả nước và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của các vùng kinh tế.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 556
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 787
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 167
👁 Lượt xem: 550
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 209
👁 Lượt xem: 564
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 478
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 327
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 16