Mã tài liệu: 211028
Số trang: 93
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,284 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Đề tài: Quản lý nợ vay nước ngoài tại Việt Nam. Thực trạng và giải pháp
Mục lục
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ VAY NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM
TRONG NỀN KINH TẾ HỘI NHẬP HIỆN NAY
CHƯƠNG III:
CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VÀ
QUẢN LÝ NỢ VAY NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Vốn nước ngoài là một nhân tố cực kỳ quan trọng và cần thiết cho quá trình thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội ở bất kỳ một nước hay một nền kinh tế đang phát triển nào, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, khi mà xu hướng mở cửa hòa nhập đã trở thành phổ biến Trên cơ sở nhận thức đúng đắn vai trò vay và trả nợ như thế nào để vừa khai thác nguồn vốn vay nước ngoài sao cho hiệu quả để biến việc vay mượn thành một đòn bNy phát triển kinh tế vừa không làm gia tăng những nguy cơ đối với an ninh tài chính và không phụ thuộc vào những can thiệp về kinh tế và chính trị từ nước ngoài không phải dễ dàng giải quyết đối với Việt nam hiện nay.
Từ những đòi hỏi thực tế này, luận văn đã ngiên cứu hoàn thành các nội dung cơ bản sau:
Về mặt lý luận, trình bày một cách có hệ thống những lý luận cơ bản về nợ nước ngoài, quản lý nợ nước ngoài, từ các khái niệm và đặc điểm cơ bản, phân loại, các chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố tác động. Các lý thuyết quản lý nợ nước ngoài đưa ra các nội dung quản lý: khía cạnh kỹ thuật, khía cạnh thể chế, tìm hiểu kinh nghiệm quản lý nợ của một số nước trong khu vực, có những điểm khá tương đồng với Việt nam về bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội, khu vực địa lý như Philippines, Trung quốc, Malaysia, để phân tích và rút ra những bài học kinh nghiệm không chỉ thành công mà cả thất bại trong quản lý nợ nước ngoài nhằm giúp Việt nam tránh những sai lầm mà các nước khác đã trải qua.
Về mặt thực tiễn,đã tiến hành phân tích thực trạng vay, trả nợ và quản lý nợ của Việt nam một cách có khoa học, trên cơ sở các số liệu, tài liệu được thu thập một cách phong phú và đánh giá những thành tựu cũng như những hạn chế trong công tác quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam.
Trên cơ sở nêu lên các mục tiêu và định hướng trong tăng cường hiệu quả sử dụng và quản lý nợ vay nước ngoài, đề tài đã đề xuất được các nhóm giải pháp cụ thể ở tầm vĩ mô lẫn các giải pháp mang tính kỹ thuật. Đây là những giải pháp có khả thi về mặt thực tiễn. Tuy nhiên để các giải pháp này phát huy hết hiệu quả đòi hỏi phải có sự thống nhất trong vấn đề ban hành văn bản pháp lý của Quốc hội và Chính phủ cũng như sự phối hợp đồng bộ trong quá trình thực hiện của các cơ quan có liên quan trong việc quản lý và sử dụng nợ nước ngoài.Vì vậy, tác giả kiến nghị một số vấn đề sau:
Thứ nhất , trong thời gian qua vấn đề quản lý việc vay trả nợ nước ngoài được Quốc hội, Chính phủ quan tâm, kiểm sóat chặt chẽ. Tuy nhiên,cần lưu ý rằng nợ giảm 50% là do thành công của công tác đối ngoại trong đàm phán giảm nợ đối với các đối tác; Việt nam chưa thể hiện tính chủ động trong vay nợ, chưa xây dựng chiến lược vay và trả nợ cụ thể, hợp lý và chưa xác định rõ mục tiêu, hiệu quả kinh tế của việc vay nợ và nhận viện trợ.
Thứ hai, việc giám sát và duy trì thông tin nợ có thể tóm tắt qua nhận định “Số liệu sẵn có thiếu chính xác, không kịp thời, thiếu toàn diện và thiếu nhất quán về định nghĩa”, do đó cần phải tiến hành công khai minh bạch số liệu về nợ và quản lý nợ, bao gồm kế họach vay nợ, các chương trình, dự án được sử dụng nợ vay,trách nhiệm của các cơ quan trong quản lý và thực hiện nghĩa vụ.
Thứ ba,yếu tố quan trọng trong công tác quản lý vẫn là con người, vì vậy cần phải nâng cao trình độ quản lý cũng như khả năng ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong công tác quản lý nợ.
Những giải pháp và kiến nghị đã nêu trên, nếu được vận dụng một cách đầy đủ và các cơ quan hữu quan làm việc bằng cái tâm của mình và cái tâm đối với đất nước chắc chắn rằng Việt nam sẽ đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội dài hạn đã đề ra, góp phần thiết thực vào việc hoàn thiện hơn nữa công tác sử dụng và quản lý nợ nước ngoài, đảm bảo an ninh tài chính, tạo thế và lực trong giai đọan hội nhập hiện nay đối với các nước trong khu vực và trên thế giới
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 341
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 576
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 284
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 312
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 327
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 533
⬇ Lượt tải: 18