Mã tài liệu: 282917
Số trang: 18
Định dạng: zip
Dung lượng file: 63 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết trong những năm gần đây, số người Mĩ đi dưới lịch ra nước ngoài ít hơn là trong những năm đầu cho đến giữa của thập kỷ 80. Việc giảm sút đi dưới lịch ra nước ngoài xảy ra không phải vì người Mĩ mất sự ham thích đi phiêu lưu ở nước ngoài. Việc giảm sút này xảy ra vì đồng đô la Mĩ tính ra ngoại tệ bị giảm giá trị, điều này làm cho việc đi ra nước ngoài trở thành tốn kém hơn.
Giá cả của một đồng tiền tính ra một đồng tiền khác gọi là tỷ giá hối đoái. Nó tác động mạnh đến nền kinh tế và cuộc sống hàng ngày của chúng ta bởi vì khi đô la Mĩ trở thành ít giá trị hơn trong tương quan với các đồng ngoại tệ, thì hàng hoá nước ngoài và đi dưới lịch nước ngoài trở thành đắt hơn. Khi đồng đô la tăng lên về giá trị, thì hàng hoá nước ngoài và đi dưới lịch nước ngoài trở thành rẻ hơn.
Trên đây là một minh chứng về sự biến động của tỷ giá. Có thể nói tỷ giá rát dễ biến động.chẳng hạn như: từ đầu năm 1980 đến năm 1985, đồng đô la mạnh lên và giá trị của nó tương quan với nhiều đồng tiền khác tăng lên rất nhanh - 100% đối với đồng bảng Anh, 90% đối với đồng mác Tây Đức, và 75% đối với đồng frăng Thuỵ Sĩ. Từ đầu năm 1985 đến cuối năm 1990 đồng đô la suy yếu đi và giảm đi về giá trị so với các đồng tiền khác - 50% đối với đồng yên Nhật, và 55% đối với đồng frăng Thuỵ Sĩ. Từ đó có thể kết luận rằng tỷ giá luôn luôn bién động từ ngày này qua ngày khác. Vì vậy cần phải có sự quản lý về tỷ giá.
Hơn thế nữa, hiện nay quan hệ thương mại ngày càng trở nên phát triển thì vấn đề thanh toán quốc tế cũng là một vấn đề rất được quan tâm. Vì việc xuất khẩu của nước này đi cùng với việc nhập khẩu của nước khác cho nên giữa hai quốc gia tham gia quan hệ thương mại phải có ít nhất một nước cần ngoại tệ để thanh toán. Nó có thể là đồng tiền của nước nhập khẩu hay đồng tiền của nước xuất khẩu hoặc đồng tiền của một nước thứ ba được quy định trước. Do vậy ngoại thương đồi hổi các nước đều phải cần đến tiền nước ngoài và hình thành nên thị trừơng ngoại hối . Và ở đây, tỷ giá luôn luôn biến động , có ảnh hưởng đến nền kinh tế của mỗi quốc gia. Ví vậy quản lý ngoại hối là một vấn đề không thể thiếu được ở mỗi quốc gia.
Với Việt nam, một đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu; nền kinh tế thì chuyển từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa,thực hiện mở cửa nền kinh tế , quan hệ song phương và đa phương với các nước trong khu vực và trên thế giới tuy đã có bước chuyển mới song cũng còn gặp không ít khó khăn. Trong đó đặc biệt đồng Việt nam và giá trị tương quan của nó với nhiều đồng tiền khác như đô la, bảng Anh, mác Đức... còn kém nhiều. Vì vậy quản lý ngoại hối càng trở nên quan trọng. Với tư cách là một sinh viên của Học viện Ngân hàng, em xin được góp một phần nhỏ trong việc nghiên cứu về ngoại hối thông qua đề tài: " Quản lý ngoại hối ở Việt nam ".
Bài viết gồm các phần sau:
LÝ LUẬN CHUNG
I. Kiến thức chung về ngoại hối.
II. Nội dung cơ bản về quản lý ngoại hối.
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGOẠI HỐI Ở VIỆT NAM.
I. Tình hình ngoại hối ở Việt nam.
II. Thực trạng quản lý ngoại hối ở Việt nam.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI.
Một số đề xuất.
KẾT LUẬN
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 284
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 466
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 320
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem