Tìm tài liệu

Quan he My Trung Nhat sau khung hoang A chau 1997

Quan hệ Mỹ Trung Nhật sau khủng hoảng Á châu 1997

Upload bởi: abcndf

Mã tài liệu: 243225

Số trang: 16

Định dạng: pdf

Dung lượng file: 348 Kb

Chuyên mục: Tổng hợp

Info

Trong một bài viết xuất bản năm 1998 (1), tôi đã có trình bày những nét chính trong

quan hệ chiến lược giữa ba cường quốc Mỹ, Trung Quốc và Nhật ở châu Ẫ-Thái Bình Dương.

Những nét chính đó không thay đổi và bài viết vẫn còn giữ nguyên tính cách thời sự. Ở đây,

tôi chỉ bổ túc bài viết trước bằng những biến chuyển mới từ bốn năm qua và nhấn mạnh sự

suy thoái của ASEAN trong quan hệ đa phương ở Ðông Nam Á. Với mục đích đưa ra những

vấn đề chính, những câu hỏi lớn, những khuynh hướng nổi bật, bài viết không đi vào chi tiết,

lắm lúc phải trình bày sơ lược, chẳng hạn khi nói về ASEAN. Nói về tổ chức này mà hạn chế

vào sự suy thoái mà thôi là bất công. Nhưng quả thật đó là khuynh hướng đáng ngại khiến

chúng ta, dù không muốn, vẫn phải đặt câu hỏi : có nên tăng cường những định chế tập thể

của ASEAN để tổ chức này có hy vọng trở thành một trong bốn chân ghế chiến lược ở Ðông

Nam Á ?

Ðể đi đến câu hỏi đó, bài viết sẽ chia ra hai phần. Phần thứ nhất phân tích quan hệ tay

ba giữa ba ông khổng lồ. Phần thứ hai dành cho quan hệ giữa ba ông và ASEAN.

I. Quan hệ tay ba : Mỹ-Trung-Nhật.

Quan hệ tay ba liên quan đến ba cặp : Mỹ-Trung, Mỹ-Nhật, Trung-Nhật.Tuy rằng

phân tích quan hệ tay ba bằng cách chia ra ba cặp tay đôi như vậy là không hợp lý lắm, bởi vì

quan hệ tay đôi sẽ chồng chéo với quan hệ tay ba, tôi cũng đành chọn phương pháp này vì nó

làm sáng tỏ vấn đề hơn cả. Trong ba cặp tay đôi như vậy, cặp quan trọng nhất hiển nhiên là

Mỹ-Trung. Một tay là bá chủ hoàn cầu, một tay là bá quyền khu vực, hai tay này quyết định

quan hệ tay ba và tay tư trong vùng Ðông Nam Á. Vậy xin bắt đầu trước với hai tay này.

1. Quan hệ Mỹ-Trung.

Mỹ là chủ soái trong một thế giới đã trở thành nhất cực. Ai còn mơ mộng lãng mạn về

một thế giới đa cực, biến cố 11 tháng 9 năm ngoái hẳn đã biến mộng mơ thành khói mây. Về

quân sự, về kinh tế, về chính trị, về áp lực quân thần, về định nghĩa giá trị, về cách chỉ định kẻ

thù, thế giới răm rắp phủ phục dưới uy vũ của một chủ soái mà ý muốn đã trở thành ý trời vì

chỉ có trời mà thôi mới phân xử được thiện ác.

Thế nhưng, ở Á châu, chủ soái thế giới đụng đầu với một bá chủ địa phương mà sức

mạnh càng ngày càng tăng và sự tin tưởng ở giá trị riêng của mình chưa có dấu hiệu gì giảm

sút. Ðụng độ hay không giữa hai thế lực này là thử thách lớn nhất của ngoại giao Mỹ. Ðương

nhiên cũng là thử thách lớn nhất của ngoại giao Trung Quốc.

Ðụng độ hay không là chuyện của tương lai. Trước mắt, sự thực đang thấy là quan hệ

Mỹ-Trung không vững chắc. Không vững chắc vì hai lý do chính : một, là Mỹ và Trung Quốc

vừa tranh chấp với nhau vừa hợp tác với nhau ; hai, là trong những vấn đề tranh chấp có

những tranh chấp cực kỳ quan trọng. Ðể tránh nói đụng độ, hai bên đều nhấn mạnh hợp tác,

Trung Quốc vì đang nghĩ trước tiên đến chuyện làm giàu để mạnh, Mỹ vì đó là sách lược.

Hợp tác là sách lược chính thức của Mỹ ; sách lược đó mang tên là engagement : đi

với Trung Quốc, đẩy đưa Trung Quốc. Mỹ nói : đây không phải chỉ là lý thuyết suông mà là

thực tế sinh động với mạng lưới trao đổi ràng buộc đôi bên trong mọi lĩnh vực : văn hóa, khoa

học, xã hội, nghề nghiệp, thể thao, thương mại . Mỗi năm, khoảng 200.000 người Mỹ viếng

Trung Quốc, 320.000 đơn xin chiếu khán nhập Mỹ từ Trung Quốc năm 1999. 50.000 sinh

viên Trung Quốc nhận được giấy phép nhập cảnh để học tại Mỹ. Ðường bay giữa hai nước

càng ngày càng mở rộng, các chuyến bay mỗi ngày đầy ắp hành khách. Ðiện thoại, điện thư,

fax tràn ngập đường giây từng phút. Tin tức, báo chí, thông tin qua lại không ngớt hai chiều.

Thương mại phát đạt, tuy phần lợi nghiêng quá nhiều về phía Trung Quốc. Trị giá trao đổi

thương mại lên đến 100 tỷ Mỹ kim mỗi năm và tăng đều mỗi năm 10 tỷ. Quốc Hội Mỹ đã

biểu quyết cấp quy chế PNTR (permanent normal trade relations) cho Trung Quốc và Mỹ đã

ủng hộ cho Trung Quốc vào Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế. Tất cả những liên hệ xã hội dày

đặc đó tạo thêm chiều sâu cho bang giao giữa hai nước, giữ thăng bằng cho một quan hệ bấp

bênh. Cả Mỹ lẫn Trung Quốc đều có lý khi tuyên bố : quyền lợi của hai bên bổ túc cho nhau

và lắm khi tương hợp nhau (2).

Hai bên còn đi xa hơn và tuyên bố mạnh hơn nữa : quyền lợi bổ túc và tương hợp như

vậy diễn ra cả trên lĩnh vực an ninh, chiến lược. Là cường quốc nguyên tử, Trung Quốc và

Mỹ cùng nhau đóng cửa, cấm kẻ khác vãng lai trong câu lạc bộ nguyên tử, cùng nhau ngăn

chận nguy cơ lan tràn khí giới nguyên tử, cùng nhau hướng về viễn tượng một Hàn Quốc

thống nhất trong hòa bình, cùng nhau chận đứng hiểm họa nguyên tử của Kim Chủ Tịch, cùng

nhau giải tỏa căng thẳng giữa Ấn Ðộ và Hồi Quốc bằng cách cố lùa cả hai vào hiệp ước ngăn

chận lan tràn nguyên tử, cố làm đông lạnh chương trình phát triển nguyên tử của cả hai, nói

chung, và nói với ngôn từ cao đẹp, cùng nhau tránh chiến tranh, tạo ổn định trong vùng châu

Ấ-Thái Bình Dương. Sau biến cố 11 tháng 9, hai bên lại còn khám phá thêm rằng họ còn có

thể xích lại gần nhau hơn nữa để chặt đứt bàn tay khủng bố. Như vậy chẳng phải là một nửa

chai Mai Quế Lộ đã đầy hợp tác đó sao ?

Nói như vậy, có một phe sẽ không bằng lòng, ở cả Bắc Kinh lẫn Hoa Thịnh Ðốn. Ở

Hoa Thịnh Ðốn, phe chống Trung Quốc sẽ chỉ ngón tay vào cán cân mậu dịch giữa hai nước :

hơn 60 tỷ Mỹ kim thặng dư về phía Trung Quốc, trị giá Mỹ kim xuất khẩu của Mỹ qua Trung

Quốc chỉ bằng 1/5 nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc, mức bất quân bình quá cao, chịu sao

được (3). Họ còn nói : chắc gì Trung Quốc sẽ tôn trọng nguyên tắc làm ăn của Tổ Chức

Thương Mại Quốc Tế ? Và nếu Trung Quốc không tôn trọng, chính sách engagement có còn

giá trị gì nữa chăng ? Về phía Trung Quốc, phe chống Mỹ cảnh cáo : mục đích tối hậu của

engagement là hội nhập Trung Quốc vào thế giới tư bản, hợp tác là chiếc bẫy gài trước bước

chân Bắc Kinh, đừng ham cái lợi trước mắt mà quên phức hiểm họa đánh mất linh hồn.

Thế là trong chính hợp tác đã có mầm tranh chấp. Huống hồ là trong những tranh chấp

thực sự ! Toàn là sống mái cả đấy ! Trước hết là Ðài Loan. Vâng, Trung Quốc là một. Nhưng

làm thế nào để đứa con hoang kia trở về quê cha đất tổ ? Chỉ có hai cách thôi. Một, là thương

thuyết hòa bình, trước hết là mở mang quan hệ thương mại, kinh tế, du lịch, nhân sự . giữa

hai xã hội. Thành tựu về mặt này rất to lớn trong những năm qua. Ðài Loan đã mang tiền bạc,

kỹ thuật, tài năng làm giàu lục địa. Kinh tế hai bên đặc biệt bổ túc cho nhau. Liên lạc văn hóa,

du lịch giúp hai xã hội hiểu biết nhau, gần nhau hơn. Thế mà lạ thật, viễn ảnh đoàn tụ gia đình

cứ dần dần mờ nhạt. Tại sao vậy ? Vì hai biến chuyển : một là Ðài Loan cứ tiếp tục đào sâu

văn hóa bản địa đặc thù song song với tương quan lực lượng xã hội-chính trị nghiêng về phía

dân chúng quê quán trên đảo so với dân chúng vượt biên với Tưởng Giới Thạch từ 1949 ; hai

là Ðài Loan cứ tiếp tục phát triển một chế độ chính trị càng ngày càng dân chủ, khó dung hòa

với chế độ chính trị áp dụng trên lục địa. Việc Chen Shui-bian, vừa là lãnh tụ đối lập, vừa là

đại diện của khuynh hướng Ðài Loan độc lập, thắng cử tổng thống trong năm qua chứng tỏ sự

lớn mạnh của hai biến chuyển văn hóa và chính trị đã tạo nên bản sắc riêng biệt của Ðài Loan

hiện nay. Nhiều người đã bắt đầu nói, và không phải nói đùa : một Trung Quốc thôi, OK, đó

là Trung Quốc khoác chế độ chính trị của Ðài Loan .

Ðùa hay thật, không thể để cho hai phát triển đó đào sâu mãi. Cho nên cách thống

nhất thứ hai là bằng vũ lực. Ngộ tả nị! Trung Quốc tăng cường ngân sách quốc phòng, canh

tân hải quân, không quân, tạo dựng lực lượng can thiệp thần tốc, tối tân hóa vũ khí nguyên tử,

tập trận đổ bộ ngoài khơi Ðài Loan, hâm nóng hăm dọa đánh chiếm

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Quan hệ Mỹ Trung Nhật sau khủng hoảng Á châu 1997
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Quan hệ Mỹ Trung Nhật sau khủng hoảng Á châu 1997
  • Quan hệ Mỹ Trung Nhật sau khủng hoảng Á châu 1997
  • Quan hệ Mỹ Trung Nhật sau khủng hoảng Á châu 1997
  • Quan hệ Mỹ Trung Nhật sau khủng hoảng Á châu 1997
  • Quan hệ Mỹ Trung Nhật sau khủng hoảng Á châu 1997
  • Quan hệ Mỹ Trung Nhật sau khủng hoảng Á châu 1997
  • Quan hệ Mỹ Trung Nhật sau khủng hoảng Á châu 1997
  • Quan hệ Mỹ Trung Nhật sau khủng hoảng Á châu 1997
  • Quan hệ Mỹ Trung Nhật sau khủng hoảng Á châu 1997
  • Quan hệ Mỹ Trung Nhật sau khủng hoảng Á châu 1997
  • Quan hệ Mỹ Trung Nhật sau khủng hoảng Á châu 1997
  • Quan hệ Mỹ Trung Nhật sau khủng hoảng Á châu 1997
  • Quan hệ Mỹ Trung Nhật sau khủng hoảng Á châu 1997
  • Quan hệ Mỹ Trung Nhật sau khủng hoảng Á châu 1997
  • Quan hệ Mỹ Trung Nhật sau khủng hoảng Á châu 1997

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Khủng hoảng tài chính châu á năm 1997 Nguyên ...

Upload: tuanvuduceco

📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 419
Lượt tải: 20

Kiểm soát lạm phát ở việt nam khủng hoảng ...

Upload: m_jehovah

📎
👁 Lượt xem: 414
Lượt tải: 16

Khủng hoảng hệ thống tài chính mỹ nguyên ...

Upload: phantientunga8

📎
👁 Lượt xem: 330
Lượt tải: 16

Quan hệ thương mại giữa Mỹ và khu vực Châu á ...

Upload: hoangsanguyen

📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 335
Lượt tải: 16

Bài học và tác động của cuộc khủng hoảng tài ...

Upload: cupid291_hn

📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 412
Lượt tải: 16

Tác động và giải pháp thoát khỏi khủng hoảng ...

Upload: hungnguyenwesl

📎
👁 Lượt xem: 451
Lượt tải: 16

Cách giải quyết khủng hoảng trong quan hệ ...

Upload: vobo40

📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 422
Lượt tải: 16

Khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á giải ...

Upload: thesecretman2511

📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 423
Lượt tải: 16

Nhật Bản trong quan hệ với các nưước khu vực ...

Upload: thongngva123

📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 348
Lượt tải: 18

Tìm ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năm 1997 ...

Upload: uthangcn

📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 395
Lượt tải: 16

Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của VIệt Nam ...

Upload: vanhoaphuongdong2005

📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 360
Lượt tải: 16

Về tái cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam ...

Upload: hatester

📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 425
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Quan hệ Mỹ Trung Nhật sau khủng hoảng Á châu ...

Upload: abcndf

📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 363
Lượt tải: 16

CHUYÊN MỤC

Tổng hợp
Quan hệ Mỹ Trung Nhật sau khủng hoảng Á châu 1997 Trong một bài viết xuất bản năm 1998 (1), tôi đã có trình bày những nét chính trong quan hệ chiến lược giữa ba cường quốc Mỹ, Trung Quốc và Nhật ở châu Ẫ-Thái Bình Dương. Những nét chính đó không thay đổi và bài viết vẫn còn giữ nguyên tính cách pdf Đăng bởi
5 stars - 243225 reviews
Thông tin tài liệu 16 trang Đăng bởi: abcndf - 10/02/2024 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 10/02/2024 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Quan hệ Mỹ Trung Nhật sau khủng hoảng Á châu 1997