Mã tài liệu: 221406
Số trang: 38
Định dạng: doc
Dung lượng file: 347 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Chương I: Cơ sở khoa học của việc đánh giá ảnh hưởng của công nghiệp tới môi trường.
I. Vị trí và vai trò của ngành công nghiệp trong cơ cấu phát triển kinh tế của một địa phương.
1. Vị trí của ngành công nghiệp.
Công nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó gồm các ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên, các ngành chế biến khoáng sản và các loại nguyên liệu động thực vật thành những tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu ding thích hợp, các ngành cơ khí, công nghiệp det ^. Công nghiệp khác với các ngành sản xuất vật chất khác về nhiều mặt. Công nghiệp dùng phương pháp cơ, lý, hoá và sinh vật học chủ yếu để trực tiếp tác động vào nguyên vật liệu chính trong quá trình sản xuất sản phẩm. Công nghiệp có thể chủ động sản xuất liên tục không phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, của thiên nhiên đồng thời tiến hành thực hiện các giai đoạn khác nhau của quá trình công nghệ để sản xuất ra sản phẩm Công nghiệp được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội về sản xuất và đời sống. Sự phát triển của công nghiệp quan hệ mật thiết với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sở dĩ công nghiệp có vị trí quan trọng như vậy là xuất phát từ những lý do sau:
- Công nghiệp là một bộ phận hợp thành cơ cấu công nghiep-nong^. nghiep-dịch^. vụ, do những đặc điểm vốn có của nó. Trong quá trình phát triển nền kinh tế sản xuất lớn, công nghiệp phát triển từ vị trí thứ yếu trở thành ngành có vị trí hàng đầu trong cơ cấu kinh tế
- Mục tiêu cuối cùng của nền sản xuất xã hội là tạo ra sản phẩm để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người. Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, công nghiệp là ngành không những chỉ khai thác tài nguyên mà còn tiếp tục chế biến các loại nguyên liệu nguyên thuỷ được khai thác và sản xuất từ các loại tài nguyên khoáng sản, động thực vật thành các sản phẩm trung gian để sản xuất ra sản phẩm cuoíi cùng nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần cho con người.
- Sự phát triển của công nghiệp là một yếu tố có tính quyết định để
thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trong quá trình phát triển nền kinh tế lên nền kinh tế sản xuất lớn, tuỳ theo trình độ phát triển của bản thân công nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế, xuất phát từ những điều kiện và đặc điểm cụ thể của mỗi nước, mỗi thời kỳ cần phải xác định đúng đắn vị trí của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, hình thành phương án cơ cấu công nghiep-nong^. nghiep-dịch^. vụ và định hướng từ chuyển dịch cơ cấu đó một cách có hiệu quả. Đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc tổ chức nền kinh tế, nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của mỗi nước.
2. Vai trò của công nghiệp.
Công nghiệp là ngành chủ đạo của nền kinh tế quốc dân. Nó có ảnh hưởng quyết định đến việc phát triển lực kượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Đồng thời nó là mẫu mực để cải tạo và phát triển các ngành kinh tế quốc dân, góp phần tích cực chuyển nề sản xuất nhỏ tiến lên sản xuất lớn. Công ngiệp có vai trò chủ đaovị nó sản xuất ra tư liệu sản xuất trang bị cho các ngành. Thông qua việc trang bị kỹ thuật, công nghiệp góp phần thúc đẩy việc cải tạo và phát triển các ngành kinh tế, nâng cao năng suet lao động, phân công lại lao động xã hội và cải tạo cách tổ chức sản xuất và quản lý của các ngành theo hình mẫu của mình. Qua đó, công nghiệp làm tăng thêm sức mạnh của con người đối với thiên nhiên, giải phóng lao động khỏi tình trạng thủ công lạc hậu, thúc đẩy quá trình xã hội hoá lao động làm cho lao động có năng suất cao hơn để xây dựng xã hội và nền kinh tế mới.
Trong quá trình phát triển nền linh tế nước ta theo định hướng XHCN, công nghiệp luôn giữ vai trò chủ đạo tức là ngành có khả năng tạo ra động lực và định hướng sự phát triển các ngành kinh tế khác lên nền sản xuất lọnVắi trò chủ đạo đó được thể trên các mặt chủ yếu sau.:
- Do đặc điểm của phát triển công nghiệp, công nghiệp có những điều kiện tăng nhanh tốc đọ phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ đó vào sản xuất, có khả năng và điều kiện sản xuất hoàn thiện. Nhờ đó lực lượng sản xuất trong công nghiệp phát triển nhanh hơn các ngành kinh tế khác . Do quy luật “quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất “, trong công nghiệp có được hình thức quan hệ sản xuất tiên tiến. Tính tiên tiến về các hình thức quan hệ sản xuất, sự hoàn thiện nhanh về các mô hình tổ chức sản xuất đã làm cho công nghiệp có khả năng định hướng cho các ngành kinh tế khác tổ chức sản xuất đi lên nền sản xuất lớn theo hình mẫu, theo kiểu công nghiệp .
- Cũng do đặc diểm của sản xuất công nghiệp, đặc biệt là đặc điểm về công nghệ sản xuất, đặc điểm về công dụng sản phẩm của công nghiệp, công nghiệp là ngành duy nhất tạo ra sản phẩm làm chức năng tư liệu lao động trong các ngành kinh tế, nó có thể cung cấp cả nguyên liệu và các loại tư liệu lao động cho nhiều ngành của nền kinh tế quốc dân . Do đó mà công nghiệp có vai trò quyết định trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào để xây dựng cơ sở vật chất cho toàn bộ các ngành kinh tế quốc dân.
- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật, và trình độ hoàn thiện về tổ chức sản xuất, hình thành một đội ngũ lao động có tính tổ chức, tính kỷ luật và trình độ trí tuệ cao, cộng với tính đa dạng của hoạt động sản xuất, công nghiệp là một trong những ngành đóng gaóp phần quan trọng vào việc tạo ra thu nhập quốc dân, tích luỹ vốn để phát triển, từ đó, công nghiệp có vai trò quan trọng góp phần vào giải quyết những nhiệm vụ có tính chiến lược của nền kinh tế xẫ hội như: tạo việc làm cho lực lượng lao động, xoá bỏ sự cách biệt thành thị nông thôn, giữa miền xuôi với miền núi
- Trong quá trình phát triển nền kinh tế ở nước ta hiên nay, Đảng có chủ truơng”cơi nông nghiệp là mặt trận hàng đau”^` giải quyết cơ bản vấn đề lương thực, cung cấp nguyên liệu động thực vật để phát triển công nghiệp và dẩy mạnh xuất khẩu nông sản hàng hoá nhằm tạo ra nhungx+ tiền đề để thực hiện công nghiệp hao. Để thực hiện những nhiệm vụ cơ bản đó, công nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầu vao”nườc, phân, cần , giong”^' bằng những công nghệ ngày càng hiện đại để phát triển nông nghiệp, gắn công nghiệp chế biến với nông nghiệp, phát triển công nghiệp nông thôn, đưa nông nghiệp tiến lên nền sản xuất hàng hoá.
- Trong lĩnh vực về tư tưởng văn hoa,cống nghiệp cũng đóng góp một phần không nhỏ. Chính nền sản xuất đại công nghiệp đã dẫn tới việc hình thành những ý thức mới, những tập quán mới của người lao động. Việc lao động có tổ chức, có kỷ luật, có hiệp đồng đã thay thế cách làm ăn tuỳ tiện, tản mạn của những người sản xuất nhỏ trước đây. Trong lĩnh vực đời sống văn hoá xã hội, công nghiệp đã làm thay đổi những quan niệm cũ về gia đình, về pháp quyền, về đạo đuc Sụ+' biệt lập của các địa phượng được xoá bỏ để hình thành một thị trường toàn quốc, kết hợp kinh tế TW với kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất. Sự cách biệt giữa thành thị có nền kinh tế phát triển với vùng nông thôn lạc hậu được xoá bo ?
II. Quan hệ giữa phát triển công nghiệp và môi trường tự nhiên.
1. Môi trường tự nhiên và vai trò của nó đối với phát triển.
Môi trường tự nhiên trên hành tinh hiện nay bao gồm:
- Khí quyển có cấu tạo phức tạp với nhiều tầng, lớp khí khác nhau, trong đó mỗi tầng khí quyển là một hỗn hợp các chất khí có nồng độ và thành phần khác nhau, có tác động mạnh yếu khác nhau đến sự sống của con người.
- Thuỷ quyển bao gồm các tầng nước khác nhau trong các đại dương, sông ngòi, ao hồ, nước ngầm trong lòng đất, kể cả sự sống trong các đai dương, sông ngòi đó.
- Địa quyển là lớp vỏ trái đất, bao gồm bề mặt trái đât, cùng với sự sống và các tai nguyên khoáng sản nằm trong lòng đất.
Môi trường tự nhiên là nền tảng cần thiết không thể thiếu được cho sự tồn tại và phát triển của con người và phát triển sản xuất, đặc biệt là sản xuất công nghiệp. Điều đó thể hiện ở chỗ:
- Cung cấp và bảo đảm không gian cần thiết cho sự phát triển của các hoạt động sản xuất công nghiệp như: đất đai, không gian cần thiết cho tổ chức và phân bố sản xuất công nghiệp.
- Là cơ sở nguyên liệu, năng lượng cho hoạt động sản xuất công nghiệp. Từ các dang vật chất trong tự nhiên dưới dạng tài nguyên thiên nhiên, qua hoạt động chế biến công nghiệp chúng được biến thành các loại sản phẩm có ích cho con người. Những tài nguyên tự nhiên được ding làm cơ sở nguyên liệu công nghiệp bao gồm:
+ Nguồn tài nguyên có thể tái sinh là các loại động thực vật. Đặc điểm của nguồn này là có khả năng tái sinh phát triển. Chúng có sẵn trong tự nhiên và hết sức đa dạng phng phú. Khi sử dụng các nguồn này vượt qua giới hạn nhất định ngang bằng với tốc độ tái sinh chúng sẽ trở thành nguồn tài nguyeen khan hiếm, phá vỡ những cân bằng tự nhiên.
+ Nguồn tài nguyên không tái sinh là các loại khoáng sản. Đặc điểm của loại này là khi khai thác sử dụng trữ lượng sẽ giảm theo quy mô và tốc độ khai thác. Trong môi trường tự nhiên các loại tài nguyên này được hình thành qua một quá trình biến đổi lâu dài dưới tác động của những quy luật tự nhiên. Với tốc độ khai thác và sử dụng của con người như hiện nay lớn hơn hàng trăm nghìn lần tốc độ hình thành của chúng, tất yếu sẽ dẫn tới chỗ cạn kiệt. Sử dụng tiết kiệm triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản là một đòi hỏi cấp bách trong sản xuất công nghiệp hiện nay.
+ Nguồn tài nguyên ít thay đổi sử dụng cho nhiều hoạt động sản xuất khác nhau như nước, không khí, đất. Nếu như trước đây, khi sản xuất công nghiệp còn phát triển ở trình độ và tốc độ thấp, nguồn tài nguyên như nước, không khí có thể coi là vô hạn, nhưng ngược lại ngày nay chúng đã trở thành các nguồn lực khan hiếm, do bị ô nhiễm nghiêm trọng và giảm nguồn nước sạch, tỷ lệ oxy cần thiết cho sự sống.
+ Nguồn tài nguyên tiềm năng hay còn gọi là tài nguyên tương lai, mà ở trình độ kỹ thuật hiện nay chưa biết đến hoặc chưa khai thác sử dụng được
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 334
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 533
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 284
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 438
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 371
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 212
⬇ Lượt tải: 17