Mã tài liệu: 274263
Số trang: 77
Định dạng: zip
Dung lượng file: 396 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Lời mở đầu
Trải qua quá trình dài hành thành và phát triển, trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân đã đào tạo được một đội ngũ cử nhân kinh tế hùng hậu ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, với hệ thống các khoa và chuyên ngành phong phú về nhiều lĩnh vực trong ngành kinh tế, chất lượng các sinh viên tốt nghiệp ra trường với một hệ thống kiến thức kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành. Với phương trâm học đi đôi với hành, sau 7 kỳ học tập nghiên cứu các môn học đại cương và chuyên ngành ở trường, cùng với sự tạo điều kiện giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Quản Trị Kinh Doanh, em đó có cơ hội và thời gian thực tập tại Công ty cổ phần mỹ nghệ Thăng Long, được áp dụng những kiến thức lý thuyết về Quản trị kinh doanh vào thực tế tại doanh nghiệp. Đây là một doanh nghiệp được thành lập từ năm 1989, mới trải qua quá trình cổ phần hoá, với gần 20 năm hoạt động, Công ty đó có nhiều đóng góp cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và trong lĩnh vực xuất nhập khẩu (XNK) nói riêng.
Với đường lối đổi mới và chính sách của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Một mốc lịch sử kinh tế rất quan trọng đó là ngày 11/1/2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam có rất nhiều cơ hội để phát triển và cũng phải đương đầu với nhiều thử thách mới của nền kinh tế thị trường. Do đó các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững thì phải nâng cao năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thương trường.
Bất cứ một tổ chức nào cũng được tạo thành bởi các thành viên là con người hay nguồn nhân lực của nó. Do đó có thể nói nguồn nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong tổ chức đó, còn nhân lực là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này gồm có thể lực và trí lực. Mặt khác lao động là một trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và là nhân tố đóng vai trò sáng tạo, có ý nghĩa quyết định đối với mọi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, đối với việc sáng tạo ra và sử dụng các yếu tố khác của quá trình sản xuất. Vì vậy, lao động là nhân tố có vai trò quyết định đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh và thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.
Quản trị nhân lực (QTNL) có thể được hiểu ở nhiều giác độ khác nhau, có thể là việc tuyển mộ tuyển chọn, hay duy trì sử dụng lao động, lên kế hoạch, chỉ huy và kiểm soát các hoạt động để đạt được các mục tiêu khác nhau của các nhà quản trị, tuy nhiên dù ở bất kỳ giác độ nào thì QTNL vẫn là tất cả các hoạt động của một tổ chức để thu hút, xây dựng phát triển, sử dụng, đánh giá, bảo toàn và giữ gìn một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu công việc của tổ chức cả về mặt số lượng và chất lượng. Ngày nay người lao động không chỉ có nhu cầu về vật chất mà cả về tinh thần ngày càng cao đòi hỏi nhà quản trị lao động phải có các kiến thức khoa học về quan hệ lao động và xã hội, trả công và lợi nhuận, sức khoẻ và an toàn lao động…
Trong suốt quá trình thực tập tại Công ty cổ phần XNK mỹ nghệ Thăng Long, em thấy công tác quản trị lao động tại đây đã được quan tâm và chú trọng về nhiều mặt, với đội ngũ công nhân viên và người lao động tuy không nhiều (97 người) nhưng nhìn chung đây là một đội ngũ cán bộ lành nghề, cú trình độ chuyên môn tốt. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số vấn đề về công tác tuyến dụng hay đào tạo phát triển còn chưa được quan tâm đứng mức; chế độ tiền lương đôi khi còn chưa được thoả đáng và chưa tạo được động lực mạnh mẽ cho người lao động… Trước thực tế đó, em đã quyết định chọn đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình là “QTNL tại Công ty cổ phần XNK mỹ nghệ Thăng Long – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”, với mong muốn nêu lên được những bất cập còn tồn tại và đóng góp một vài ý kiến nhỏ cho công tác quản trị lao động tại Công ty.
Chuyên đề được cấu trúc gồm 3 phần:
Chương I: Khái quát chung về Công ty cổ phần XNK mỹ nghệ Thăng Long
Chương II: Thực trạng QTNL tại Công ty cổ phần XNK mỹ nghệ Thăng Long
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện công tác QTNL tại Công ty cổ phần XNK mỹ nghệ Thăng Long
Do thời gian nghiên cứu có hạn và các kiến thức còn hạn chế nên bài chuyên đề này em chỉ đề cập được đến những vấn đề nổi cộm nhất trong công tác quản trị lao động tại Công ty nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và bạn bè để có thể hoàn thành tốt bài chuyên đề của mình.
Được sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của Thầy giáo – TS Trần Việt Lâm trong quá trình thực tập, em đã học hỏi được nhiều kiến thức và hoàn thành tốt bài chuyên đề tốt nghiệp của mình. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn thầy!
Bên cạnh đó, sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong phòng tổ chức và ban lãnh đạo Công ty cổ phần XNK mỹ nghệ Thăng Long cũng là một yếu tố không thể thiếu để em có thể hoàn thành được bài viết của mình!
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 308
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 339
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 237
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 308
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 282
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 291
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 225
⬇ Lượt tải: 16