Mã tài liệu: 277307
Số trang: 49
Định dạng: zip
Dung lượng file: 516 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất rất lớn cho xã hội, có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp không những cung cấp hầu hết các công cụ, tư liệu sản xuất xây dựng cơ sở vật chất cho tất cả các ngành kinh tế mà còn tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có giá trị góp phần phát triển nền kinh tế và nâng cao trình độ văn minh của xã hội. Vì vậy tăng trưởng công nghiệp có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác như: nông nghiệp, thương mại, giao thông vận tải, dịch vụ, quốc phòng…Do công nghiệp có vai trò quan trọng như vậy nên khi đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia tiêu chuẩn đầu tiên phải đề cập đến là tỷ trọng của ngành công nghiệp trong giá trị tổng sản lượng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Ngày nay, một nước muốn có trình độ kinh tế cao, nhất thiết phải có một hệ thống các ngành công nghiệp hiện đại và đa dạng trong đó các ngành mũi nhọn phải được chú ý thích đáng. Do vậy chỉ có tăng trưởng công nghiệp mới giúp các quốc gia đang phát triển xây dựng nền công nghiệp bền vững và xoá bớt khoảng cách với các nước phát triển kể cả về mặt kinh tế lẫn văn minh xã hội. Nhận thức rõ điều này Đảng và Nhà nước ta từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986) đã có chủ trương đổi mới nền công nghiệp từ tập trung phát triển công nghiệp nặng sang phát triển đồng bộ các ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến và hàng tiêu dùng. Chính từ chủ trương đổi mới đó sau gần 20 năm công nghiệp Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể, tăng trưởng công nghiệp này càng cao và ổn định, các sản phẩm công nghiệp đáp ứng được nhu cầu trong nước và còn xuất khẩu cạnh tranh với các sản phẩm của nước ngoài. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công nghiệp Việt Nam còn một số điểm kém phát triển như lao động trong ngành công nghiệp có trình độ chưa cao, sản phẩm công nghiệp có sức cạnh tranh chưa cao…Với những thành tựu cũng như thực trạng này chúng ta cần phải tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp để nước ta trở thành một nước công nghiệp trong thời gian sắp tới.
Để có được sự tăng trưởng trong công nghiệp như vậy thì cần phải xét tới những yếu tố đã tác động tới sự phát triển đó. Bằng việc sử dụng mô hình trong kinh tế lượng phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới tăng trưởng công nghiệp là việc xem xét mối quan hệ giữa các biến số và nắm được nhân tố nào quan trọng nhất trong các nhân tố có ảnh hưởng tới biến phụ thuộc trong mô hình. Phân tích số liệu, tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề trên sẽ có ý nghĩa trong việc phân tích đánh giá đầy đủ hơn về tăng trưởng công nghiệp Việt Nam trong thời gian qua. Từ đó xât dựng mô hình tăng trưởng phù hợp với điều kiện hiện nay của đất nước.
Trong thời gian thực tập tại Vụ Thống kê công nghiệp và xây dựng trực thuộc Tổng cục thống kê, với sự hướng dẫn của cán bộ tại cơ quan thực tập: Phạm Thị Hồng Trang và sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy giáo: PGS.TS Nguyễn Quang Dong đã giúp em chọn, nghiên cứu đề tài:
“ Phân tích các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến tăng trưởng công nghiệp bằng mô hình kinh tế lượng.”
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 1074
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 495
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 318
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 314
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 295
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 391
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 339
⬇ Lượt tải: 16