Mã tài liệu: 266550
Số trang: 16
Định dạng: zip
Dung lượng file: 166 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong một môi trường kinh doanh có tính cạnh tranh cao đòi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nước, các ngành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như cộng đồng những người dân phải thực hiện tốt những hoạt động của mình theo định hướng chung nhằm duy trì và làm tăng hiệu quả của ngành thủy sản, phát huy những lợi thế so sánh để cạnh tranh có hiệu quả trên các thị trường khu vực và thế giới. Như vậy, mục đích của kế hoạch phát triển ngành thủy sản đề ra là kiến tạo mục tiêu và đưa ra một tổng thể những hành động, những giải pháp để định hướng cho những hoạt động nhằm hướng tới những mục tiêu chung.
Giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản được soạn thảo ra nhằm mục đích giúp Nhà Nước nói chung và Ngành thủy sản nói riêng tiến hành những cải cách và điều chỉnh cần thiết, nhằm đáp ứng hiệu quả những thách thức trong tương lai. Có thể xem đây như những giải pháp then chốt để thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản trong thời gian tới.
Thủy sản là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù gồm các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, chế biến, cơ khí hậu cần, dịch vụ... ; là một trong những ngành kinh tế biển quan trọng. Sản xuất kinh doanh thủy sản dựa trên khai thác có hiệu quả, lâu bền nguồn lợi thủy sinh, tiềm năng các vùng nuớc. Tuy nhiên, sản xuất hàng hóa thủy sản cũng có những đặc thù riêng: Sản xuất bị phụ thuộc lớn vào những tác động của ngoại cảnh, thường gây ra những rủi ro khó lường cho những người sản xuất trực tiếp. Mặt khác trong sản xuất thủy sản những chi phí đầu tư rất lớn đặc biệt cho khai thác, cho xây dựng cơ sở hạ tầng và xây dựng một ngành công nghiệp chế biến hiện đại.
Thời gian qua, mặc dù ngành thủy sản đã có những bước phát triển rất mạnh mẽ. Thế nhưng ngành thủy sản cũng đang đứng trước nhứng thách thức lớn như: Nguồn lợi hải sản ven bờ cạn kiệt, nguồn lợi xa bờ chưa nắm chắc, do phát triển ồ ạt diện tích nuôi thủy sản ở vùng bải triều, cửa sông, ven biển đã thu hẹp diện tích rừng ngập mặn, diện tích trồng lúa…có tác động xấu đến cân bằng môi trường sinh thái; các cơ sở chế biến thủy sản tuy nhiều nhưng đại bộ phận công nghệ đã củ kỹ, lạc hậu, sản phẩm kém sức cạnh tranh trên thị trương, cơ sở hạ tầng yếu kém không đồng bộ...
Từ thực tế đó, để tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa và thực hiện tốt kế hoạch phát triển của ngành trong thời gian tiếp theo, cần phải có các giải pháp rất cụ thể và thực sự khoa học. Ngành thủy sản đang tập trung xây dựng các giải pháp thực hiện cho từng lĩnh vực sản xuất, từng vùng lãnh thổ để hướng dẫn và tập trung mọi nguồn lực vào mục tiêu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hôi ngành thủy sản đã đề ra.
Đề tài “Những giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản 2001-2005” gồm 3 chương :
Chương I - Phát triển thủy sản đối với phát triển kinh tế và những nội dung cơ bản của kế hoạch phát triển thuỷ sản
Chương II - Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển ngành thuỷ sản thời gian qua 2001-2002 trong khuôn khổ kế hoạch 5 năm 2001-2005
Chương III - Những giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản thời kỳ 2003-2005
Khi nghiên cứu đề tài này, thực tế chưa có đầy đủ lượng thông tin và độ chính xác cần thiết, do vậy chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các quý thầy cô và tất cả bạn đọc.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 280
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 334
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 299
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 16