Mã tài liệu: 226748
Số trang: 116
Định dạng: doc
Dung lượng file: 1,820 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Luận văn dài 112 trang:
1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Rau là loại thực phẩm không thể thiếu được trong đời sống hằng ngày. Cùng với thức ăn động vật, rau cung cấp những dinh dưỡng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người. Tục ngữ có câu: “Cơm không rau như đau không thuốc”. Rau cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin, các axít hữu cơ, chất khoáng Theo tính toán của nhiều nhà dinh dưỡng học, muốn cơ thể hoạt động bình thường cần cung cấp 2300-2500 kcal mỗi ngày, trong đó phải có 250-300 gam rau (tương đương với 7,5-8 kg/tháng hay 90-108 kg/năm – Trần Khắc Thi). Như vậy tổng nhu cầu rau của nước ta sẽ là 7.650 – 9.180 nghìn tấn, tổng sản lượng rau các loại năm 2006 đạt 9.650 nghìn tấn.
Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO. WTO là một thị trường lớn với 5 tỷ người tiêu dùng, chiếm 95% giá trị thương mại thế giới, kim ngạch nhập khẩu nông sản trị giá 635 tỷ USD/năm. Trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, rau hoa quả là mặt hàng lớn nhất của sân chơi WTO với thị trường tiêu thụ thế giới khoảng 103 tỷ USD/năm nhưng Việt Nam mới chỉ chiếm 0,2% thị phần, một tỷ lệ quá nhỏ bé (TS. Nguyễn Quốc Vọng).
Những thách thức lớn nhất đối với hàng nông sản Việt Nam khi hội nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO là số lượng, chất lượng, giá thành và vấn đề an toàn thực phẩm. Bốn thách thức trên đã trở thành bốn luật chơi trên thị trường thế giới trong đó luật chơi “an toàn thực phẩm” là bài toán khó nhất. Nông sản phải có chứng chỉ “thực hành nông nghiệp tốt – GAP) để chứng minh với các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng trên toàn thế giới về sự an toàn và vệ sinh của sản phẩm nông sản của Việt Nam.
Khó khăn đối với sản phẩm nông nghiệp của chúng ta hiện nay vẫn là thị trường tiêu thụ sản phẩm và khả năng cạnh tranh trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Một trong những yếu tố quan trọng có tính quyết định là chất lượng sản phẩm. Thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ giúp người sản xuất từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, vì nó kiểm tra an toàn thực phẩm xuyên suốt từ A đến Z, từ sửa soạn đồng ruộng, canh tác đến thu hoạch, sau thu hoạch, bảo quản, thuốc BVTV, môi trường, bao bì
An Dương là một huyện ngoại thành Thành phố Hải Phòng, có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt vị trí địa lý dọc quốc lộ 5 và năm trong tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Dương – Hải Phòng. Theo quy hoạch của Thành phố trong những năm tới, huyện An Dương được quy hoạch thành những vành đai sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất chuyên môn hoá để cung cấp lương thực thực phẩm cho thành phố và các khu vực lân cận. Đối với huyện An Dương, trong các loại thực phẩm thì rau là cây trồng được đặt lên hàng đầu. Với lợi thế vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên thuận lợi nên sản xuất rau của huyện An Dương những năm vừa qua đạt hiệu quả kinh tế cao. Chất lượng rau còn hạn chế, đặc biệt mức độ an toàn kém do rau vẫn còn dư lượng thuốc BVTV và vi sinh vật gây hại vượt quá ngưỡng cho phép khi tiêu thụ trên thị trường ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Nguyên nhân chủ yếu là quy trình sản xuất rau chưa tuân theo những quy định nghiêm ngặt, một quy trình cụ thể.
Xuất phát từ thực tế sản xuất của huyện An Dương, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tình hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP ở huyện An Dương – Hải Phòng”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP của huyện An Dương, từ đó đễ xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyệnh trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về sản xuất rau an toàn và tiêu chuẩn VietGAP
- Đánh giá thực trạng sản xuất rau của huyện trong thời gian gần đây.
- Đánh giá thực trạng sản xuất rau theo quy trình VietGAP của huyện An Dương
- Kiến nghị những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng
- Các hộ sản xuất rau
- Các HTX dịch vụ nông nghiệp
- Cơ quan quản lý Nhà nước
- Các đơn vị cung ứng đầu vào cho sản xuất nông nghiệp
- Một số thị trường tiêu thụ sản phẩm rau của huyện An Dương.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi địa giới hành chính huyện An Dương, tập trung nghiên cứu tại 3 xã trọng điểm (Đại Bản, Hồng Phong, An Hoà)
1.3.2.2. Phạm vi thời gian
- Nghiên cứu thực trạng sản xuất rau trong giai đoạn 2006-2008
- Nghiên cứu khảo sát các hộ sản xuất rau trên địa bàn huyện năm 2008
- Đưa ra biện pháp chủ yếu về sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện đến năm 2015.
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm rau an toàn
Khái niệm về rau an toàn?
Rau an toàn là khái niệm được sử dụng để chỉ các loại rau được canh tác trên các diện tích đất có thành phần hoá - thổ nhưỡng được kiểm soát (nhất là kiểm soát hàm lượng kim loại nặng và các chất độc hại có nguồn gốc từ phân bón, từ các chất bảo vệ thực vật và các chất thải sinh hoạt còn tồn tại trong đất), được sản xuất theo những quy trình kỹ thuật nhất định (đặc biệt là quy trình sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, nước tưới), và nhờ vậy rau đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm do các cơ quan quản lý nhà nước đặt ra.
Gọi là rau an toàn vì trong quá trình sản xuất rau, người ta vẫn sử dụng phân bón nguồn gốc vô cơ và chất bảo vệ thực vật, tuy nhiên với liều lượng hạn chế hơn, thời điểm phù hợp hơn và chỉ sử dụng các chất bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép. Trong rau an toàn vẫn tồn tại dư lượng nhất định các chất độc hại, nhưng không đến mức ảnh hưởng tới sức khoẻ của người tiêu dùng.
Trong đời sống hàng ngày, tau an toàn thường được gọi là rau sạch. Để phân biệt một cách chính xác hơn, khái niệm rau sạch nên sử dụng để chỉ các loại rau được sản xuất theo các quy trình canh tác sạch đặc biệt, như thuỷ canh, rau “hữu cơ” Mức độ đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của rau sạch cao hơn nhiều so với rau an toàn. Sản lượng rau sạch được sản xuất ở nước ta hiện nay là không đáng kể (phần lớn giới hạn trong phạm vi các dự án khoa học – sản xuất)
Rau sạch là rau không chứa các độc tố và các tác nhân gây bệnh, an toàn cho người và gia súc. Sản phẩm rau xem là sạch khi đáp ứng được các yêu cầu sau: hấp dẫn về hình thức, tươi sạch, không bụi bẩn và lẫn tạp chất, thu đúng độ chín khi có chất lượng cao nhất, có bao bì hấp dẫn.
Khái niệm rau “sạch” bao hàm rau có chất lượng tốt với dư lượng các hoá chất bảo vệ thực vật, các kim loại nặng (Cu, Pb, Cd, As), nitrat cũng như các vi sinh vật có hại đối với sức khoẻ của con người ở dưới mức các tiêu chuẩn cho phép theo tiêu chuẩn ViệtGAP.
Đây là các chỉ tiêu quan trọng nhất nhằm xác định mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm cho mặt hàng rau quả “sạch”
Những sản phẩm rau tươi bao gồm tất cả các loại rau ăn thân, lá, củ, hoa và quả có chất lượng đúng như đặc tính của nó, hàm lượng các hoá chất độc và mức độ ô nhiễm các vi sinh vật gây hại ở mức tiêu chuẩn cho phép, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và môi trường thì được gọi là rau bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là rau an toàn .
2.1.2. Vai trò và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất rau an toàn
2.1.2.1. Vai trò của sản xuất rau an toàn
Trong bữa ăn hàng ngày, rau là thức ăn không thể thiếu, là nguồn cung cấp vitamin phong phú nên nhiều thực phẩm khác không thể thay thế được như các loại vitamin A, B, C, D, E, K, các loại axít hữu cơ và khoáng chất như Ca, P, Fe rất cần cho sự phát triển của con người. Rau không chỉ cung cấp vitamin và khoáng chất mà còn có tác dụng chữa bệnh. Chất xơ trong rau có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim, huyết áp và bệnh đường ruột, vitamin C giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày, vitamin D trong rau giàu caroten có thể hạn chế những biến cố về ung thư phổi
Việt Nam là một nước nhiệt đới có thể tiến hành trồng rau quanh năm, ngành rau nước ta đã phát triển từ khá lâu và đóng góp khoảng 3% trong tổng giá trị ngành nông nghiệp. Phát triển rau có ý nghĩa lớn về kinh tế xã hội: tạo việc làm, tận dụng lao động, đất và nguồn tài nguyên cho hộ gia đình. Rau là cây ngắn ngày, có những loại rau như cải canh, cải củ từ 30-40 ngày đã cho thu hoạch, rau cải bắp 75 – 85 ngày, rau gia vị chỉ 15 – 20 ngày một vụ cho nên một năm có thể trồng được 2 – 3 vụ, thậm chí 4 – 5 vụ . Cây rau còn là cây dễ trồng xen, trồng gối vì vậy trồng rau tạo điều kiện tận dụng đất đai, nâng cao hệ số sử dụng đất.
Trồng rau không những tận dụng được đất đai mà còn tận dụng được cả lao động và những tư liệu sản xuất khác. Cây rau là cây có giá trị kinh tế cao, 1 ha trồng rau mang lại thu nhập gấp 2 – 5 lần so với trồng lúa. Vì vậy trồng rau là nguồn tạo ra thu nhập lớn cho hộ .
Rau còn là nguồn xuất khẩu quan trọng và là nguồn nguyên liệu cho chế biến. Sản xuất rau có ý nghĩa trong việc mở rộng quan hệ quốc tế, góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế quốc dân. Sản xuất rau tạo ra những mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao như cải bắp, cà chua, ớt, dưa chuột đóng góp một phần đáng kể vào sản xuất chung của cả nước và mở rộng quan hệ quốc tế.
Tóm lại, sản xuất rau có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó cung cấp lương thực, thực phẩm cho người tiêu dùng, thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu cho chế biến và sản phẩm cho xuất khẩu, góp phần tăng sản lượng nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, tăng thu nhập cho nông dân, giải quyết việc làm cho người lao động, tận dụng đất đai, điều kiện sinh thái.
2.1.2.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất rau an toàn
Rau là cây ngắn ngày, rất phong phú về chủng loại, yêu cầu việc bố trí mùa vụ, tổ chức các dịch vụ phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và tổ chức sử dụng lao động trong sản xuất cần được sắp xếp hợp lý và khoa học.
Sản xuất rau đòi hỏi phải đầu tư nhiều lao động
Rau là ngành sản xuất mang tính hàng hoá cao, sản phẩm rau an toàn có chứa hàm lượng nước cao, khối lượng cồng kềnh, dễ hư hỏng, dập nát, khó bảo quản và vận chuyển.
Sản xuất và tiêu thụ rau mang tính thời vụ do đó khả năng cung cấp của chúng có thể dồi dào ở chính vụ nhưng lại khan hiếm ở thời điểm giáp vụ, nhu cầu của người tiêu dùng là bất cứ mọi thời điểm trong năm.
Đặc điểm riêng cho sản xuất và tiêu thụ rau an toàn:
- Quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt
- Yêu cầu chặt chẽ về điều kiện sản xuất (chọn đất, nước tưới, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và tổ chức sử dụng lao động trong sản xuất) và đặc điểm sản phẩm nên gây ra cho người sản xuất, cung ứng khó chủ động được hoàn toàn về số lượng và chất lượng rau ra thị trường. Điều này dẫn tới sự dao động lớn về giá cả, số lượng, chất lượng rau trên thị trường.
Tiêu dùng rau an toàn còn phụ thuộc vào yếu tố thu nhập, tâm lý, tập quán, thói quen người tiêu dùng.
Xu hướng phát triển ở nước ta hiện nay nhu cầu tiêu dùng đang tăng nhanh tạo ra thị trường tiêu thụ rau an toàn phát triển cả về số lượng, chủng loại và chất lượng sản phẩm.
2.1.3. Lý luận về GAP (EUREPGAP, ASIANGAP)
Từ năm 1997, là sáng kiến của nhà bán lẻ châu Âu (Euro – Retailer Produce Working Group) nhằm giải quyết mối quan hệ bình đẳng và trách nhiệm giữa người sản xuất sản phẩm nông nghiệp và khách hàng của họ, họ đó đưa ra khái niệm GAP.
Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Argricultural Practice – GAP) là những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virut ký sinh trùng) và hoá chất (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm lượng Nitrat) đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng ruộng đến khi sử dụng
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 789
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 612
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 325
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 2306
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 285
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 151
👁 Lượt xem: 607
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 320
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 526
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 661
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 138
👁 Lượt xem: 661
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 1267
⬇ Lượt tải: 19