Mã tài liệu: 252726
Số trang: 102
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,452 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
[TABLE="class: itemDisplayTable"]
[TD="class: metadataFieldLabel"]Nhà xuất bản:
[TD="class: metadataFieldValue"]Đại học Bách Khoa Hà Nội
[TD="class: metadataFieldLabel"]Series/Report no.:
[TD="class: metadataFieldValue"]H.
2006
[TD="class: metadataFieldLabel"]Tóm tắt:
[TD="class: metadataFieldValue"]Chương 1: Mở đầu
.- Chương 2: Tổng quan về mạng cục bộ không dây .
- Chương 3: Kĩ thuật đánh giá chất lượng dịch vụ mạng truyền thống
.- Chương 4: Tổng quan về chuẩn IEEE 802.11 và vấn đề đánh giá chất lượng dịch vụ mạng cục bộ không dây
.- Chương 5: Các kỹ thuật đánh giá chất lượng dịch vụ mạng cục bộ không dây
.- Chương 6: Đánh giá thử nghiệm kết luận và những đề xuất trong tương lai.
Mục lục
Mục lục . 1
Danh mục một số từ viết tắt . .3
Danh mục hình vẽ . .5
Chương I. Mở đầu . .6
1.1. Lý do chọn đề tài . .6
1.2. Mục đích của luận văn . .8
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . .8
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài . 9
1.5. Nội dung của luận văn . .9
Chương II. Tổng quan về mạng cục bộ không dây . 10
2.1. Khái niệm về mạng cục bộ không dây (WLAN) . .10
2.2. Một số đặc điểm chính và ưu nhược điểm của mạng cục bộ không dây . .11
2.2.1. Đặc điểm . .11
2.2.2. Ưu điểm . 12
2.2.3. Nhược điểm . 12
2.3. Lịch sử phát triển của mạng cục bộ không dây . .14
2.4. Chế độ hoạt động của hệ thống mạng cục bộ không dây: . .21
2.4.1. Chế độ làm việc ngang hàng - Ad-hoc mode . .21
2.4.2. Chế độ làm việc cơ sở hạ tầng - Infrastructure mode . .22
Chương III. Kĩ thuật đánh giá chất lượng dịch vụ mạng truyền thống . 24
3.1. Khái niệm về chất lượng dịch vụ (QoS) . .24
3.2. Những tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ . .28
3.2.1. Trễ . .29
3.2.2. Biến thiên trễ . .30
3.2.3. Tổn thất gói tin . .32
3.3. Các ứng dụng đòi hỏi phải đảm bảo chất lượng dịch vụ . .33
3.4. Các cơ chế đảm bảo chất lượng dịch vụ . .33
Chương IV. Tổng quan về chuẩn IEEE 802.11 và vấn đề đánh giá chất lượng dịch vụ
mạng cục bộ không dây . 35
4.1. Tổng quan về chuẩn IEEE 802.11 . .35
4.1.1. Các chuẩn con trong 802.11 . .37
4.1.1.1. IEEE 802.11b . .39
4.1.1.2. IEEE 802.11a . .39
4.1.1.3. IEEE 802.11g . .40
4.1.1.3. IEEE 802.11i . 41
4.1.1.4. Các chuẩn khác của IEEE 802.11 . .41
4.1.2. Vấn đề về phân chia kênh và tương tích trên phạm vi quốc tế . 41
4.2. Cơ chế hỗ trợ chất lượng dịch vụ ban đầu của bộ giao thức IEEE 802.11 . .43
4.2.1. Hàm điều phối phân tán (DCF) . 43
4.2.2. Hàm điều phối điểm (PCF) . 43
4.3. Cơ chế hỗ trợ chất lượng dịch vụ cải tiến 802.11e . .44
4.3.1. Hàm điều phối phân tán cải tiến (EDCF) . 44
4.3.2. Hàm điều phối quản lý truy cập kênh (HCCA) . .45
4.4. Các đặc tả khác của 802.11e . .45
4.4.1. APSD . .46
4.4.2. BA . .46
4.4.3. DLS . 46
Chương V. Các kĩ thuật đánh giá chất lượng dịch vụ mạng cục bộ không dây . .47
5.1. Cơ chế hỗ trợ chất lượng dịch vụ mạng không dây ban đầu của bộ chuẩn IEEE
802.11 . .47
5.1.1. DCF . 48
5.1.2. PCF . .51
5.2. Các hạn chế về hỗ trợ chất lượng dịch vụ của 802.11 MAC . .54
5.2.1. Hạn chế về hỗ trợ chất lượng dịch vụ của DCF . .55
5.2.2. Hạn chế về hỗ trợ chất lượng dịch vụ của PCF . .58
5.3. Các lược đồ hỗ trợ chất lượng dịch vụ cải tiến cho 802.11 MAC . .59
5.3.1. Lược đồ cải tiến dựa trên sự phân loại dịch vụ . 60
5.3.1.1. Các loại lược đồ phân loại dịch vụ dựa trên trạm . .61
5.3.1.1.1. Lược đồ AC . .61
5.3.1.1.2. Lược đồ DFS . .63
5.3.1.1.3. Lược đồ VMAC . 64
5.3.1.1.4. Lược đồ Blackburst . .65
5.3.1.1.5. Lược đồ DC . .66
5.3.1.1.6. Bảng so sánh giữa các lược đồ . .68
5.3.1.2. Lược đồ phân loại dịch vụ dựa trên trạm sử dụng PCF cải tiến . 70
5.3.1.3. Lược đồ phân loại dịch vụ dựa trên hàng đợi sử dụng DCF cải tiến
trên mỗi luồng . .70
5.3.1.3.1. Lược đồ EDCF . .71
5.3.1.3.2. Lược đồ AEDCF . .72
5.3.1.4. Lược đồ phân loại dịch vụ dựa trên hàng đợi sử dụng HCF . 72
5.3.2. Các lược đồ cải tiến dựa trên quản lý lỗi . 73
5.3.2.1. Cơ chế tự động lặp lại yêu cầu (ARQ) . 73
5.3.2.2. Cơ chế sửa lỗi dựa trên sự chuyển tiếp (FEC) . 75
5.3.2.3. Lược đồ lai FEC-ARQ . 75
5.4. Chuẩn chất lượng dịch vụ cải tiến IEEE 802.11e . 76
5.4.1. Hàm điều phối lai (HCF) . 76
5.4.1.1. Hàm điều phối phân tán cải tiến (EDCF) . .77
5.4.1.2. HCF điều khiển truy cập kênh . 80
5.4.2. Giao thức liên kết trực tiếp (DLP) . .83
5.4.3. Xác nhận khối (BlockAck) . 83
Chương VI. Đánh giá thử nghiệm, kết luận và những đề xuất trong tương lai . .85
6.1. Đánh giá các cơ chế hỗ trợ chất lượng dịch vụ mạng không dây dựa trên ứng
dụng mô phỏng ns-2 . .85
6.2. Nhận xét về tình huống áp dụng các cơ chế hỗ trợ chất lượng dịch vụ . 92
6.3. Kết luận và các đề xuất kiến nghị trong tương lai . .98
Tài liệu tham khảo . 100
Chương I. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của nền công nghệ thông tin, nhu cầu về nâng cao chất
lượng dịch vụ cho các hệ thống mạng, đặc biệt là các hệ thống mạng cục bộ không
dây (Wireless LAN - WLAN) ngày càng được quan tâm. Mạng không dây với nhiều
ưu điểm như khả năng triển khai dễ dàng, thuận tiện, tiết kiệm thời gian và tiền bạc
đang được các tổ chức và doanh nghiệp quan tâm. Các điểm truy cập Internet không
dây nở rộ ở Việt Nam không chỉ trong các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp lớn
mà ta có thể dễ dàng tìm thấy cả trong những quán cafe Wi-Fi, nhà hàng, khách sạn
chứng tỏ tính ưu việt của nó so với các hệ thống mạng có dây truyền thống.
Mạng cục bộ không dây (WLAN), còn gọi là mạng Wi-Fi, không còn là lãnh
địa riêng cho máy tính xách tay hay thiết bị trợ giúp cá nhân số (PDA) nữa. Với sự
phát triển nhanh chóng về công nghệ, giờ đây người dùng tại Việt Nam có thể kết nối
Internet miễn phí bằng ĐTDĐ, Pocket PC và các thiết bị trợ giúp cá nhân thông qua
Wi-Fi. Đây là một lĩnh vực đầy tiềm năng và được dự báo sẽ tăng trưởng cao trong
các năm tới. Theo tạp chí TechWorld (Mĩ), thị trường Wi-Fi sẽ tăng gấp ba trong 4
năm tới. Lượng chipset dùng cho mạng cục bộ không dây được xuất xưởng sẽ tăng từ
140 triệu năm 2005 lên 430 triệu vào 2009. Theo hãng nghiên cứu In-Stat, động lực
chính cho sự tăng trưởng này là nhu cầu dùng máy tính di động, bộ định tuyến không
dây và các cổng kết nối gia đình.
"Trong 5 năm qua, thị trường thiết bị mạng không dây cục bộ được thúc đẩy
chủ yếu bởi các sản phẩm truyền thống và tính năng Wi-Fi nhúng trong máy tính di
động", Gemma Tedesco, chuyên gia phân tích của In-Stat, cho biết. "Tuy nhiên, thực
tế đang có sự chuyển biến mạnh mẽ với sự xuất hiện ngày càng nhiều các loại sản
phẩm mới như máy chơi game dạng console hoặc dạng bỏ túi, điện thoại và máy in di
động".
Tổng doanh số chipset mạng không dây năm ngoái được ước tính đạt khoảng
1 tỷ USD với ba nhà cung cấp hàng đầu là Broadcom, Atheros và Intel. In-Stat cho
rằng, trong năm 2007 và 2008, mảng thị trường điện thoại di động sẽ tăng trưởng
mạnh nhờ xu hướng tích hợp tính năng Wi-Fi trong các sản phẩm này.
Tuy nhiên, hệ thống mạng không dây cục bộ cũng có những đặc điểm khách
quan khiến cho việc đảm bảo chất lượng cho dịch vụ gặp nhiều khó khăn hơn so với
các hệ thống mạng có dây truyền thống. Sự xã hội hóa công nghệ thông tin cũng
khiến các các dịch vụ trước đây tưởng như xa xỉ cũng dần trở nên phổ biến và được
triển khai đại trà, nhất là những dịch vụ đòi hỏi truyền ở thời gian thực như voice,
audio, video, VoIP .
Như vậy bên cạnh xu hướng xã hội hoá ứng dụng của công nghệ thông tin và
ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi mặt của cuộc sống, một yêu cầu tất yếu nảy
sinh là phải làm sao kiểm soát và đảm bảo được chất lượng dịch vụ mạng đã cung
cấp. Theo thông tin trên tạp chí Bưu chính viễn thông số 22 năm 2006 đăng tải tại địa
chỉ: http://www.vnpost.mpt.gov.vn/bao_2006/so22/thoisu/t2b3.htm, Bộ Bưu chính
Viễn thông (BBCVT) và Công nghệ thông tin (CNTT) đã công bố một số loại dịch
vụ viễn thông bắt buộc phải quản lý chất lượng bao gồm: dịch vụ điện thoại trên
mạng điện thoại công cộng; dịch vụ điện thoại di động mặt đất công cộng; dịch vụ
truy nhập Internet gián tiếp qua mạng điện thoại công cộng; dịch vụ kết nối Internet;
dịch vụ truy nhập Internet ADSL; dịch vụ điện thoại trên mạng vô tuyến nội thị công
cộng PHS. Sáu loại hình dịch vụ trên bắt buộc phải quản lý chất lượng theo Dự thảo
quy định về quản lý chất lượng dịch vụ, mạng viễn thông thay thế cho Quyết định số
177/2003/QĐ-BBCVT đang được Bộ BCVT soạn thảo.
Chính do những nhận định trên, việc nghiên cứu tìm hiểu các cơ chế đảm bảo
chất lượng dịch vụ cũng như các cơ chế giám sát đánh giá chất lượng dịch vụ vừa là
yêu cầu vừa là động lực để tôi quyết định lựa chọn đề tài “Nghiên cứu phương pháp
phân tích và đánh giá chất lượng dịch vụ cho mạng không dây cục bộ dựa trên chuẩn
IEEE 802.11”.
1.2. Mục đích của luận văn
Nghiên cứu lịch sử phát triển của mạng cục bộ không dây. Tìm hiểu các cơ
chế hỗ trợ chất lượng dịch vụ cho các hệ thống mạng không dây từ đó đưa ra được
các ưu nhược điểm của từng cơ chế. Từ các nhận định về mặt lý thuyết nêu trên, tiến
hành kiểm nghiệm lại bằng cách sử dụng phần mềm ns-2 mô phỏng hoạt động hỗ trợ
chất lượng dịch vụ. Áp dụng các kết quả thu được từ thực nghiệm từ đó đưa ra các
chiến lược sử dụng các cơ chế hỗ trợ chất lượng dịch vụ phù hợp cho các hệ thống
mạng không dây trong các tình huống khác nhau.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các cơ chế hỗ trợ chất lượng dịch vụ của các hệ thống
mạng cục bộ không dây bao gồm DCF, PCF, EDCF, Blackburst . Sau khi tìm hiểu,
tôi nhận thấy rằng đối với các hệ thống mạng cục bộ không dây, chỉ có hai tầng dưới
cùng trong mô hình 7 tầng OSI là có sự khác biệt so với các hệ thống mạng cục bộ
dùng dây (Ethernet). Ngay cả trong tầng liên kết dữ liệu (Data Link), chỉ có tầng con
quản lý truy cập môi trường lan truyền (MAC) là có sự thay đổi, tầng LLC (Logical
Link Control) vẫn được giữ nguyên. Từ tầng mạng trở lên trong mô hình 7 tầng OSI,
các cơ chế và giao thức vẫn được giữ nguyên như đối với Ethernet. Bản thân hai tầng
dưới cùng lại có ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng dịch vụ mạng cục bộ không dây
và thực tế chủ yếu các nghiên cứu đảm bảo chất lượng dịch vụ của hệ thống mạng
cục bộ không dây đều tập trung nghiên cứu các cơ chế thực thi trằn hai tầng này. Do
vậy, dù đề tài là nghiên cứu các phương pháp đảm bảo và đánh giá chất lượng dịch
vụ cho mạng cục bộ không dây nhưng thực chất là nghiên cứu và đánh giá các cơ chế
hỗ trợ chất lượng dịch vụ cho các hệ thống mạng cục bộ không dây thực hiện trên
tầng con quản lý truy cập môi trường lan truyền (MAC) của tầng liên kết dữ liệu
(Data Link).
Bïi Ngäc Anh - Líp Cao häc CNTT 2004 - 2006
-9-
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu và đề xuất phương pháp phân tích và đánh giá chất lượng dịch vụ
thích hợp của các hệ thống mạng cục bộ không dây dựa trên chuẩn 802.11. Với mỗi
phương pháp nêu ra các đặc điểm, ưu nhược điểm và các tình huống nên áp dụng để
có hiệu quả nhất.
Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng vào việc đánh giá chất lượng dịch vụ của
các hệ thống mạng cục bộ không dây của các tổ chức, doanh nghiệp có triển khai hệ
thống WLAN.
1.5. Nội dung của luận văn
Bản luận văn gồm 6 chương:
Chương I. Mở đầu
Chương II. Tổng quan về mạng cục bộ không dây
Chương III. Kĩ thuật đánh giá chất lượng dịch vụ mạng truyền thống
Chương IV. Tổng quan về chuẩn 802.11 và vấn đề đánh giá chất lượng dịch vụ
mạng cục bộ không dây
Chương V. Các kĩ thuật đánh giá chất lượng dịch vụ mạng cục bộ không dây
Chương VI. Đánh giá thử nghiệm, kết luận và những đề xuất trong tương lai
-3
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 141
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 590
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 567
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 143
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 643
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 959
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 565
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 296
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 616
⬇ Lượt tải: 16