Mã tài liệu: 254733
Số trang: 83
Định dạng: doc
Dung lượng file: 10,083 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Quảng Ninh là tỉnh có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, được xem như một phần quan trọng của tam giác tăng trưởng kinh tế ở phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), hướng phát triển đã được Chính Phủ xác định: “Hình thành các trung tâm lớn có ý nghĩa tạo vùng và giao lưu Quốc tế để hỗ trợ cho các tỉnh nam vùng đồng bằng sông Hồng, hình thành các trung tâm công nghiệp lớn, phát triển các ngành công nghệ cao thuộc các lĩnh vực điện tử tin học, sản xuất vật liệu mới, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm, phát triển kinh tế cảng biển và đi đầu trong hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài”.
Các hoạt động phát triển một mặt thúc đẩy nền kinh tế, một mặt gây nên những tác động lớn tới môi trường. Các tai biến thiên nhiên, sự cố môi trường có xu hướng gia tăng, nhiều hợp phần môi trường trong vùng bị suy thoái.
Khu vực Hạ Long - Cẩm Phả là nơi tập trung hàng loạt các khu khai thác than lộ thiên quy mô lớn, với các mỏ than tầm cỡ như Núi Béo, Hà Lầm, Đèo Nai, Cọc Sáu, Mông Dương. Trong quá trình khai thác, các công ty than đã tạo ra một nguồn vật liệu đất đá thải vô cùng lớn và hầu hết được đưa tới đổ ngay gần các khu khai thác, tập trung trên phần đỉnh phân thủy và sườn của các khối núi. Theo thời gian chúng tạo thành những núi đất đá thải khổng lồ nằm ngay gần vịnh Hạ Long, Bái Tử Long và các khu dân cư đông đúc. Các bãi đất đá thải đều được cấu tạo bởi những vật liệu bở rời, có độ gắn kết kém, độ dốc lớn, lại nằm ở vị trí thượng nguồn của các sông suối, bởi vậy nguy cơ phát sinh trượt lở và lũ bùn đá từ đây rất cao, thường xuyên đe dọa các khu dân cư lân cận và ảnh hưởng trực tiếp đến khu di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.
Trên cơ sở nghiên cứu các tai biến trượt lở, lũ bùn đá, xói lở - bồi tụ bờ biển đề tài đề xuất các biện pháp giảm thiểu tai biến thông qua việc cảnh báo không gian có nguy cơ phát sinh tai biến.
Các tai biến thiên nhiên có nhiều nguồn gốc khác nhau, song một phần không nhỏ các quá trình phát sinh chúng có liên quan đến địa hình hoặc thông qua quá trình địa mạo. Do đó, việc nghiên cứu địa mạo bao gồm cả nghiên cứu các quá trình xảy ra trong quá khứ dẫn tới sự hình thành bề mặt địa hình, các tầng trầm tích đồng sinh và nghiên cứu các quá trình địa mạo động lực hiện đại đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xác định nguyên nhân cũng như góp phần giảm thiểu tác hại của các tai biến thiên nhiên.
Chính vì lý do đó tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu địa mạo phụcvụ giảm thiểu tai biến thiên nhiên vùng ven biển Hạ Long – Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh”. Đây là một vấn đề cấp thiết có tính khoa học và thực tiễn cao.
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TIẾP CẬN ĐỊA MẠO TRONG NGHIÊN CỨU GIẢM THIỂU TAI BIẾN THIÊN NHIÊN
1.1. Tổng quan về tai biến thiên nhiên.
1.1.1 Khái quát chung về trượt lở đất
1.1.1.1 Định nghĩa trượt lở đất
1.1.1.2. Nguyên nhân gây trượt.
1.1.2. Khái quát chung về lũ bùn đá.
1.1.2.1. Khái niệm lũ bùn đá.
1.1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát sinh lũ quét – bùn đá
1.1.3.Tổng quan về tai biến xói lở - bồi tụ bờ biển.
1.1.3.1. Khái niệm về tai biến xói lở - bồi tụ bờ biển
1.1.3.2. Nguyên nhân gây xói lở - bồi tụ bờ biển
1.2. Tổng quan về tiếp cận địa mạo trong nghiên cứu giảm thiểu tai biến thiên nhiên
1.2.1. Trên thế giới.
1.2.2. Ở Việt Nam
1.2.3. Cơ sở phương pháp luận tiếp cận địa mạo trong nghiên cứu giảm thiểu tai biến thiên nhiên.
1.3 Các phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
1.3.1.1.Các phương pháp khảo sát ngoài thực địa
1.3.1.2.Phương pháp phân tích đánh giá tổng hợp các số liệu và thông tin thu thập
1.3.1.3.Phương pháp điều tra nghiên cứu thu thập tài liệu
1.3.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu địa mạo
1.3.2.1.Phương pháp trắc lượng hình thái
1.3.2.2.Phương pháp kiến trúc hình thái
1.3.2.3.Phương pháp địa mạo động lực
1.3.2.4. Phương pháp nguồn gốc lịch sử
1.3.3. Phương pháp viễn thám và GIS
CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH THÀNH TẠO ĐỊA HÌNH VÀ PHÁT SINH TAI BIẾN TRÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Vị trí địa lý
2.2. Đặc điểm địa chất, kiến tạo
2.2.1. Đặc điểm địa chất.(hình 2.2)2.2.2. Đặc điểm kiến tạo
2.2.3. Đặc điểm tân kiến tạo và địa động lực hiện đại
2.2.3.1. Hoạt động đứt gãy
2.2.3.2. Trạng thái ứng xuất hiện đại
2.3 Khái quát chung cấu trúc địa mạo khu vực nghiên cứu.
2.3.1. Khái quát về địa hình khu vực
2.3.2. Các kiểu nguồn gốc địa hình.
2.3.2.1. Địa hình do bóc mòn và kiến trúc bóc mòn
2.3.2.2. Địa hình bóc mòn tổng hợp
2.3.2.3. Địa hình karst
2.3.2.4. Địa hình do sông và hỗn hợp sông - biển
2.3.2.5. Địa hình do hỗn hợp biển - đầm lầy
2.3.2.6. Địa hình do biển
2.3.2.7. Địa hình tự nhiên và nhân sinh
2.4. Đặc điểm khí hậu.
2.4.1. Chế độ nhiệt
2.4.2. Chế độ mưa - ẩm
2.4.3. Chế độ gió
2.5. Đặc điểm thủy văn.
2.5.1. Đặc điểm mạng lưới sông suối.
2.5.2. Hệ thống các hồ
2.5.3. Đặc điểm nước dưới đất.
2.6 Đặc điểm hải văn.
2.6.1. Sóng
2.6.2. Thủy triều
2.6.3. Dòng chảy trên biển.
2.6.4. Hiện tượng nước dồn - nước rút
2.6.5. Sự dao động mực nước đại dương
2.7. Đặc điểm vỏ phong hóa và thổ nhưỡng
2.7.1. Đặc điểm vỏ phong hóa
2.7.1.1. Đới Litomar
2.7.1.2. Đới Saprolit
2.7.2. Các kiểu vỏ phong hóa
2.7.2.1. Kiểu vỏ sialferit
2.7.2.2. Kiểu vỏ ferosialit
2.7.2.3. Sản phẩm của phong hóa trên đá vôi
2.8. Đặc điểm lớp phủ thực vật.
2.9. Hoạt động nhân sinh
2.9.1. Giao thông và đô thị hóa
2.9.2. Các hoạt động khác
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH ĐỊA MẠO KẾT HỢP VIỄN THÁM VÀ GIS CHO CẢNH BÁO TAI BIẾN THIÊN NHIÊN VÙNG VEN BIỂN HẠ LONG – CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH
3.1. Hiện trạng tai biến khu vực nghiên cứu
3.2.Phân tích địa mạo và sử dụng mô hình SINMAP đánh giá độ ổn định của mái dốc, phân vùng nguy cơ trượt lở
3.2.1. Giới thiệu về mô hình SINMAP
3.2.2. Quy trình thành lập bản đồ phân vùng nguy cơ trượt lở khu vực Hạ Long – Cẩm Phả
3.2.3.Ứng dụng mô hình vào thành lập bản đồ phân vùng nguy cơ trượt lở.
3.3. Đánh giá nguy cơ lũ bùn đá khu vực Hạ Long – Cẩm Phả
3.3.1. Đặc điểm và cơ chế của trượt lở và lũ bùn đá
3.3.2. Đánh giá nguy cơ lũ bùn đá
3.4. Đánh giá tai biến xói lở - bồi tụ bờ biển khu vực Hạ Long – Cẩm Phả trên cơ sở nghiên cứu biến động đường bờ.3.4.1.Cơ sở dữ liệu phục vụ đánh giá biến đổi địa hình3.4.1.1. Dữ liệu ảnh
3.4.1.2. Dữ liệu bản đồ:
3.4.2. Quy trình và phương pháp thực hiện3.4.3. Đánh giá biến động
3.4.3.1. Hiện trạng biến đổi
3.5. Bản đồ phân vùng tai biến
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 266
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 506
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 551
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 672
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 312
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 590
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 293
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16