Mã tài liệu: 258819
Số trang: 103
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,545 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Nghiên cứu công nghệ CDMA2000 1XEV-DO và đề xuất 1 số giải pháp ứng dụng
[TABLE="class: itemDisplayTable"]
[TD="class: metadataFieldLabel"]Nhà xuất bản:
[TD="class: metadataFieldValue"]Đại học Bách Khoa Hà Nội
[TD="class: metadataFieldLabel"]Series/Report no.:
[TD="class: metadataFieldValue"]H.
2006
103tr.
[TD="class: metadataFieldLabel"]Tóm tắt:
[TD="class: metadataFieldValue"]Công nghệ 1xEV-DO là xu hướng phát triển của các nhà khai thác thông tin di động sử dụng công nghệ CDMA2000 để cung cấp các ứng dụng tiên tiến có tốc độ cao, mobile internet
. Luận văn trình bày các đặc điểm mới, cơ chế hoạt động của công nghệ 1xEV-DO, đề xuất giải pháp thiết kế mạng và roaming cho hệ thống 1xEV-DO. Luận văn gồm 4 chương;
Chương 1 : Công nghệ CDMA 2000 và xu hướng phát triển lên 3G .-
Chương 2 : Nghiên cứu công nghệ 1X EV-DO.
- Chương 3 : Giải pháp cho mạng 1X EV-DO Việt Nam.-
Chương 4 : Một số giải pháp cụ thể
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
MỤC LỤC 2
CÁC TỪ VIẾT TẮT .5
DANH MỤC HÌNH VẼ 7
DANH MỤC BẢNG 9
LỜI NÓI ĐẦU .1
PHẦN I: CÔNG NGHỆ CDMA 2000 VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN LÊN 3G .3
CHƯƠNG I: CÔNG NGHỆ CDMA 2000 VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN .3
1.1 Giới thiệu chung 3
1.2 Ưu điểm của công nghệ CDMA 3
1.2.1 Tăng dung lượng hệ thống .3
1.2.2 Nâng cao chất lượng cuộc gọi 7
1.2.3 Quá trình thiết kế được đơn giản hoá .8
1.2.4 Nâng cao tính bảo mật thông tin 8
1.2.5 Cải thiện vùng phủ sóng .8
1.2.6 Tăng thời gian sử dụng pin 8
1.2.7 Cung cấp dải thông theo yêu cầu .9
1.2.8 Vấn đề nâng cấp mạng .9
1.3 Thực trạng mạng CDMA 2000 hiện nay .9
1.4 Hướng phát triên lên 3G của CDMA 2000 1x 11
PHẦN II: NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ 1X EV-DO .14
CHƯƠNG II: CÔNG NGHỆ CDMA 2000 1x EV-DO 14
11.1 Cấu trúc mạng CDMA 2000 1x EVDO .14
11.2 Các đặc điểm mới của 1xEVDO 17
11.2.1 Tăng tốc độ cụm dữ liệu .17
11.2.2 Cơ chế thích ứng tốc độ của EV-DO 18
11.2.3 Mô hình điều chế và mã hoá tiên tiến .19
11.2.4 Phân cực marco qua việc lựa chọn vô tuyến 19
11.2.5 Ghép kênh hiệu quả khi sử dụng phân cực đa người dùng .20
11.2.6 Các tính năng khác của EV-DO 22
11.2.7 Lý do lựa chọn 1x EVDO .24
11.3 Giao diện vô tuyến của 1x EV-DO 26
11.3.1 Đường xuống 26
11.3.2 Đường lên .35
11.4 Cơ chế hoạt động của 1x EV-DO .37
11.4.1 Điều khiển công suất .37
11.4.2 Điều khiển tải trong 1x EVDO .39
11.4.3 Cơ chế bảo mật của 1xEVDO .41
11.4.4 Chuyển giao 42
11.5 Cơ chế xử lý cuộc gọi .51
11.5.1 Các trạng thái của AT .51
11.5.2 Các thủ tục xử lý .53
11.5.3 Quá trình thực hiện cuộc gọi dữ liệu gói 58
11.5.4 Thủ tục báo hiệu cuộc gọi 1x EVDO 62
PHẦN III: GIẢI PHÁP CHO MẠNG 1X EV-DO VIỆT NAM .65
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG MẠNG CDMA 2000 VIỆT NAM .65
111.1 Thực trạng mạng CDMA 2000 .65
111.2 Các khó khăn và tồn tại .65
111.3 Phương hướng giải quyết chung .66
CHƯƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ 67
IV. 1 Thiết kế mạng CDMA 2000 1x EV-DO .67
IV.1.1 Giả thiết thông số đầu vào .67
IV.1.2 Tính toán thông lượng cho các loại hình thuê bao 68
IV.1.3 Tính toán cấu hình card kênh cho BTS .70
IV.1.4 Tính toán đơn vị dịch vụ dữ liệu gói cho PCF 71
IV.1.5 Tính toán dung lượng trung kế 71
IV.1.6 Tính toán dung lượng báo hiệu .71
IV.1.7 Tính toán độ dự trữ đường truyền và xác suất phủ sóng .74
IV.2 Vấn đề chuyển vùng cho mạng CDMA 2000 Việt Nam 79
IV.2.1 Định nghĩa chuyển vùng .79
IV.2.2 Các lợi ích của việc roaming .79
IV.2.3 Nguyên tắc thực hiện roaming 80
IV.2.4 Vấn đề roaming của mạng CDMA Việt Nam 84
PHẦN IV: KẾT LUẬN .90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
LỜI NÓI ĐẦU
Công nghệ CDMA trước đây chủ yếu được quân đội Mỹ sử dụng với mục đích quân sự. Từ năm 1985, Chính phủ Mỹ cho phép Qualcomm phát triển thành công nghệ CDMA cho thông tin di động và đã dành được nhiều kết quả nghiên cứu, ứng dụng về công nghệ này. Năm 1995, Qualcomm đã đưa ra phiên bản CDMA đầu tiên gọi là IS-95A. Hệ thống thông tin di động CDMA IS-95 dựa trên công nghệ điều chế trải phổ. Công nghệ và lý thuyết trải phổ đã trở thành động lực phát triển và được ứng dụng cho nhiều ngành công nghiệp vô tuyến như truyền thông cá nhân, truyền thông đa truy nhập truyền thông thuê bao vô tuyến ở mạng nội hạt, truyền thông vệ tinh, định vị toàn cầu, ra đa xung . Hiệu suất sử dụng độ rộng băng tần cao và khả năng truy nhập là những yếu tố đã làm cho công nghệ CDMA trở thành công nghệ quản lý tắc nghẽn hàng đầu trong các mạng điện thoại vô tuyến di động với số lượng thuê bao ngày càng lớn.
Đáp ứng các yêu cầu của thực tế, các phiên bản mới của CDMA như CDMA 20001x, CDMA 2000 1xEV-DO đã được đưa vào ứng dụng trong thông tin di động và đã được nhiều nhà khai thác lựa chọn với nhiều ưu điểm như: dung lượng mạng lớn, tính năng cải thiện chất lượng thoại, dễ dàng phát triển mạng và khả năng truyền số liệu tốc độ cao, đáp ứng được các dịch vụ tiên tiến sử dụng băng thông rộng như truyền số liệu tốc độ cao, các dịch vụ giải trí multimedia Tuy nhiên việc sử sụng các công nghệ CDMA mới nói chung và ở Việt nam nói riêng gặp một số khó khăn, ví dụ như khả năng roaming bị hạn chế, không tương thích với các công nghệ hiện có . Đây là một vấn đề rất được quan tâm trong hoạt động tác nghiệp, nghiên cứu hàng ngày của tôi.
Vì những lý do trên, tôi đã lựa chọn Công nghệ CDMA2000 1xEV-DO để thực hiện đề tài nghiên cứu tốt nghiệp cao học của mình.
Luận văn “Nghiên cứu công nghệ CDMA 2000 1xEV-DO và đề xuất một số giải pháp ứng dụng” sẽ được chia làm 3 phần với 4 chương trong đó phần 1 sẽ tập trung nghiên cứu về công nghệ CDMA 2000 1x và CDMA 2000 1xEV-DO; phần 2 là một số đề xuất ứng dụng cho mạng CDMA với các giải pháp về thiết kế mạng và roaming cho các mạng CDMA Việt Nam; phần 3 là một số kết luận tóm tắt về luận văn. Cụ thể:
Chương I: “Công nghệ CDMA 2000 và hướng phát triển” sẽ trình bày về các ưu điểm của công nghệ CDMA 2000 so với các công nghệ di động khác và xu hướng phát triển lên 3G để đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và dịch vụ của khách hàng.
Chương II: “Công nghệ CDMA 2000 1xEV-DO” sẽ tập trung nghiên cứu về cấu trúc, cơ chế hoạt động và các điểm mới của CDMA 2000 1x EV-DO.
Chương III: “Thực trạng mạng CDMA 2000 tại Việt Nam” sẽ giới thiệu sơ lược về hệ thống mạng CDMA Việt Nam hiện nay, các khó khăn, tồn tại và những phương hướng giải quyết chung để thúc đẩy mạng CDMA phát triển.
Chương IV: “ Một số giải pháp cụ thể” sẽ đề xuất một giải pháp ứng dụng cụ thể gồm giải pháp về thiết kế một hệ thống CDMA 2000 1xEV-DO tiêu chuẩn và đề xuất roaming cho mạng CDMA Việt Nam.
Do khả năng và kiến thức còn hạn chế nên cuốn luận văn này chắc chắn sẽ không khỏi có những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những góp ý của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp và bạn đọc để hoàn thiện cuốn luận văn này
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 225
👁 Lượt xem: 542
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 488
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 170
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 157
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 585
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 230
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 142
👁 Lượt xem: 418
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 634
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 146
👁 Lượt xem: 485
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 1645
⬇ Lượt tải: 21
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 698
⬇ Lượt tải: 16