Mã tài liệu: 301708
Số trang: 54
Định dạng: doc
Dung lượng file: 337 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI NÓI ĐẦU
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
- Nông nghiệp là một ngành sản xuất quan trọng của Việt Nam, hiện tại nông nghiệp vẫn chiếm 70% lực lượng lao động của toàn xã hội và khoảng 27,2% GDP của cả nước. Theo nghị quyết đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam, từ năm 1997 trở đi Việt Nam sẽ chuyển sang một giai đoạn phát triển mới giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mặc dù vậy sản xuất nông nghiệp vẫn có một vị trí hết sức quan trọng trong nhiều năm nữa.
- Trong sản xuất nông nghiệp, có nhiều yếu tố tác động đến năng suất và sản lượng các loài cây trồng như: đất đai, thời tiết, khí hậu, các thiết bị kỹ thuật, giống, phân bón ...v.v. Song phân bón bao giờ cũng là yếu tố có tính quyết định thường xuyên. Bởi vậy, ở Việt Nam phân bón được xếp vào loại mặt hàng chiến lược hết sức quan trọng.
- Là một nước nông nghiệp, nên nhu cầu về phân bón của Việt Nam rất lớn (bình quân mỗi năm trên 2 triệu tấn). Tuy nhiên công nghiệp phân bón của Việt Nam đang còn quá nhỏ bé và lạc hậu, hiện tại mới sản xuất và cung ứng được khoảng 8- 10% nhu cầu về phân ure của cả nước, số còn lại phải dựa vào nhập khẩu từ bên ngoài.
- Nông nghiệp luôn cần phân, song do nhiều lý do khách quan và chủ quan tác động (tài chính, tổ chức quản lý, cơ chế chính sách...) nên việc nhập khẩu phân bón của Việt Nam vừa qua diễn ra không được thuận lợi. Điều này đã làm cho Cung-Cầu, giá cả phân bón ở Việt Nam diễn ra không ổn định: lúc sốt nóng, lúc sốt lạnh gây không ít khó khăn cho nông dân và cho sản xuất nông nghiệp.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố cơ bản của thị trường phân bón vô cơ như: cung, cầu, giá cả phân bón vô cơ trên thị trường và các chính sách điều tiết của nhà nước nhằm tìm ra những giải pháp hữu hiệu. Giải quyết một cách căn bản, ổn định vấn đề phân bón và thị trường phân bón ở Việt Nam là một đòi hỏi cấp bách hiện nay.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
-Mục đích của đề tài là đánh giá đúng đắn thực trạng cung cầu phân bón vô cơ trên thị trường ở Việt Nam hiện nay.
-Hệ thống hoá các công cụ điều tiết của nhà nước quản lý vĩ mô hoạt động thương mại kinh doanh phân bón vô cơ.
-Đề xuất những giải pháp chủ yếu, trong đó quan trọng nhất là cơ chế tổ chức và hệ thống chính sách nhằm giải quyết một cách căn bản vấn đề phân bón và ổn định thị trường phân bón ở Việt Nam trong giai đoạn tới (2000 - 2010).
PHẦN 1: NHU CẦU PHÂN BÓN VÔ CỎ TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NỀN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG VÀ NHU CẦU PHÂN BÓN VÔ CƠ.
1.1.Phát triển nông nghiệp-mục tiêu mũi nhọn của nền kinh tế Việt nam.
Khi đánh giá về những thành tựu đạt được trong sự nghiệp đổi mới kinh tế Việt Nam, các nhà kinh tế thế giới đều thống nhất nhận định rằng: Thành công lớn nhất là nông nghiệp. Điều đó hoàn toàn đúng, nông nghiệp Việt Nam bắt đầu đổi mới cơ chế quản lý từ sau Nghị quyết 10(4/1988). Nếu trước đổi mới nông nghiệp Việt Nam mang nặng tính tự túc tự cấp, làm không đủ ăn, lương thực thiếu triền miên từ năm này qua năm khác thì từ sau đổi mới, tình hình đã khác hẳn. Nông nghiệp Việt Nam hiện nay được xem là ngành quan trọng để phát triển kinh tế đất nước. Vai trò của nó được thể hiện như sau:
+ Sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình tích luỹ vốn cho Công nghiệp hoá.
Trong nhiều năm trước đây, nông nghiệp đã tạo ra trên 40% thu nhập quốc dân sản xuất và hiện nay ngành này đang tạo ra gần 30% GDP và hơn 45% giá trị xuất khẩu của cả nước.
Tích luỹ từ nông nghiệp tuy không lớn về ngoại tệ, nhưng lại diễn ra trên phạm vi rộng (trên 10 triệu hộ nông nghiệp). Tích luỹ từ ngành này được thực hiện trực tiếp thông qua thuế nông nghiệp trước đây(nay là thuế sử dụng đất nông nghiệp). Đối với các Tỉnh, Huyện nông nghiệp thì đây là nguồn thu chủ yếu.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 274
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 163
👁 Lượt xem: 239
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 197
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 366
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 371
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 210
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 156
👁 Lượt xem: 576
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 254
⬇ Lượt tải: 16