Mã tài liệu: 291819
Số trang: 206
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,495 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Lời mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, cùng với quá trình mở cửa của nền kinh tế nước ta, hệ thống tài chính - ngân hàng đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào tiến trình phát triển của khu vực và thế giới. Trong quá trình đó vấn đề nổi lên hàng đầu là năng lực cạnh tranh của hệ thống tài chính - ngân hàng. Nhìn tổng quát, năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn rất thấp, hầu hết các NHTM Việt Nam có vốn chủ sở hữu nhỏ, trình độ quản trị chưa cao... do vậy kết quả kinh doanh rất hạn chế.
Xu thế hội nhập khu vực và toàn cầu hoá kinh tế là một tất yếu kháchquan đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và đối với các NHTM nói riêng. Cùng với sự lớn mạnh về vốn và kinh nghiệm hoạt động của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, việc các ngân hàng nước ngoài được mở ngân hàng con100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, sự gia tăng nhanh chóng của các tổ chức phi ngân hàng trong nước và các định chế tài chính khác, những thách thức mà hệ thống NHTM Việt Nam phải đối mặt ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Vì vậy có thể nói yêu cầu cấp bách đặt ra với các NHTM Việt Nam là phải có các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Các NHTM trên địa bàn Hà Nội, gồm NHTMNN, NHTMCP và các NH liên doanh, đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong nhiều năm trước,NHTMNN chiếm vị trí rất lớn, thực hiện hơn80% khối lượng vốn huy động và cho vay trên địa bàn. Trong thời kỳ đổi mới cơ chế kinh tế, hàng loạt các NHTM cổ phần ra đời và phát triển đã làm phong phú thêm hệ thống NH Việt Nam. Ngoại trừ các ngân hàng liên doanh, với sức mạnh vượt trội về công nghệ ngân hàng, kinh nghiệm quản trị, NHTMNN và NHTM cổ phần nhìn chung đều hoạt động chưa đạt hiệu quả cao.
Hoạt động ngân hàng là lĩnh vực hoạt động kinh doanh nhạy cảm và đầy rủi ro. Hiệu quả kinh doanh của NHTM - hiệu quả sử dụng vốn - chịu ảnhhưởng bởi nhiều nhân tố như môi trường pháp lý, môi trường kinh tế, hạ tầng công nghệ, trình độ cán bộ, bộ máy quản trị điều hành . Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là điều kiện sống còn và phát triển của NHTM trong cuộc cạnh tranh trong tiến trình hội nhập quốc tế. Yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các NHTM Việt Nam nói chung và NHTM trên địa bàn Hà Nội nói riêng đã và đang là vấn đề không chỉ các nhà quản trị ngân hàng, các cơ quan quản lý Nhà nước mà cả các nhà nghiên cứu đều quan tâm. Vì vậy NCS đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội trong tiến trình hội nhập quốc tế" cho luận án tiến sỹ của mình.
Trong luận án này tác giả tập trung nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốnđược đo bằng kết quả kinh doanh chính, của 08 NHTMCP có Trụ sở chính trên địa bàn (NHTMCP Nhà Hà Nội, NHCP Các Doanh nghiệp Ngoài Quốc Doanh Việt Nam, NHCP Kỹ Thương Việt Nam, NHCP Quân Đội, NHCPQuốc Tế Việt Nam, NHCP Đông Nam á, NHCP Hàng Hải Việt Nam và NHCP Dầu Khí Toàn Cầu). Đây là những NHTM mới được thành lập song có quá trình phát triển nhanh, công nghệ hiện đại, thị phần không ngừng gia tăng. Bên cạnh đó, các NH này còn có nhiều hạn chế về quản trị rủi ro, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Do vậy, NCS cho rằng, việc tập trung nghiên cứu các NHTM cổ phần trên địa bàn Hà nội không những là cấp thiết mà còn là một vấn đề mới.
2. Tổng quan nghiên cứu của đề tài
Tra cứu tại kho dữ liệu luận án của thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội tính đến đầu năm 2009 có 10 công trình luận án Tiến sĩ và luận án Thạc sĩ viết về: "Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các NHTM... ” và tương tự, trong đó :
1 - Luận án: "Giải pháp đa dạng các hình thức huy động và sử dụng vốn của Ngân hàng Công thương Việt Nam”, của NCS Nguyễn Văn Thạnh - NHCT Việt Nam hoàn thành năm 2001.
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các hình thức huy động và sử dụng vốn đặc trưng của NHTM... Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động huy
động và sử dụng vốn tại NHCTVN từ 1995 đến nay. Luận án đã hệ thống hoá các hình thức huy động và sử dụng vốn của các NHTM trong nền kinh tế thị trường. Đánh giá mối quan hệ giữa huy động và sử dụng vốn với kết quả kinh doanh của ngân hàng. Thông qua quá trình hoạt động kinh doanh các hình thức huy động và sử dụng vốn hiện nay của NHCT để phân tích những mặtđược và những mặt còn hạn chế. Tuy nhiên, luận án này tác giả chỉ nghiên cứu lĩnh vực thuộc về hoạt động tín dụng truyền thống, trên cơ sở đó đưa ra các hình thức huy động và sử dụng vốn mới, đối tượng nghiên cứu là các NHTM Nhà nước Việt Nam. Luận án này tác giả không nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn của các NHTM trên địa bàn Hà Nội của NCS nghiên cứu.
2- Luận án: “Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn ngoại tệ tại các NHTM Việt Nam” của NCS Phạm Thị Tuyết Mai - NHCTVN hoàn thành năm 2001.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là các vấn đề cơ bản về lý thuyết và thực tiễn hoạt động huy động và sử dụng vốn ngoại tệ Luận án nghiên cứu những vấn đề liên quan đến hoạt động huy động và sử dụng vốn ngoại tệ của các NHTM Việt Nam đặc biệt là từ sau năm 1990 như: luồng ngoại tệ di chuyển và sử dụng qua NHTM chính sách và cơ chế huy động, sử dụng, lưu hành ngoại tệ... Luận án về cơ bản đã luận giải và phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn ngoại tệ - xét từ yêu cầu phát triển kinh tế, các nhân tố tácđộng đến hiệu quả đó thông qua việc khảo sát và đánh giá tổng quát hiệu quảhuy động và sử dụng vốn ngoại tệ của NHTM Việt Nam trong những năm gầnđây, rút ra những thành quả đã đạt được và những mặt tồn tại, cũng như những nguyên nhân, từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị ở tầm vi mô và vĩ mô. Tuy nhiên, luận văn chỉ phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động huyđộng và sử dụng vốn ngoại tệ của các NHTM Việt Nam, đề xuất và kiến nghị các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng ngoại tệ của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, nghiên cứu điểm khác thuộcvề hoạt động tín dụng truyền thống của NHTM, nhưng ở khía cạnh rộng đối tượng và phạm vi nghiên cứu là các NHTM Việt Nam và NCS không nghiên cứu về “nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các NHTM trên địa bàn Hà Nội”.
3 - Luận văn: “Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP Hà Nội tại NHTMCP Quốc tế Việt Nam”, của Nguyễn Thị Ngọc Thanh hoàn thành năm 2004 (Thạc sĩ).
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là hiệu quả cho vay củaNHTMCP Quốc tế Việt Nam đối với DN vừa và nhỏ, tập trung nghiên cứu giaiđoạn từ 2001-2003. Luận văn đã khái quát hoá và góp phần làm rõ vai trò của DN vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường. ĐÃ phân tích vai trò tín dụng của NH đối với việc hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển của các DN vừa và nhỏ ở nước ta trong thời gian qua. Luận văn này tác giả đã đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng đối với DN vừa và nhỏ, nhưng nghiên cứu ở khía cạnh hẹp của một hoạt động nghiệp vụ sử dụng vốn tại một NHTMCP trên địa bàn, đối với một đối tượng khách hàng (DN vừa và nhỏ). Tuy nhiên, tác giả luận án này chưa nghiên cứu được lĩnh vực rộng là các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các NHTM trên địa bàn xung quanh chủ đề nghiên cứu của NCS .
4 - Luận án: “Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tạiNHTMCP Quân Đội” của Nguyễn Thanh Hải hoàn thành năm 2005 (Thạc sĩ).
Đối tượng nghiên cứu: hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của NHTM. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của NHQĐ trong 3 năm 2002-2004 và giải pháp phát triển tín dụng XNK đến năm2010. Luận án đã hệ thống hoá các vấn đề lý luận về hoạt động XNK. Luận giải những vấn đề cơ bản về điều kiện để phát triển tín dụng ở các NHTM. Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng XNK tại NHQĐ trong những năm gần
đây. Đưa ra một số kiến nghị và giải pháp phát triển hoạt động tín dụng XNK tại NHQĐ. Tuy nhiên, luận án nghiên cứu về phát triển hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu XNK ở khía cạnh hẹp, tác giả nghiên cứu nét riêng “giải pháp phát triển” hoạt động tín dụng XNK cũng là một hoạt động sử dụng vốn bằngngoại tệ tại một NHTMCP, nhưng tác giả chỉ nghiên cứu giải pháp phát triển, không nghiên cứu và đưa ra giải pháp hiệu quả sử dụng vốn của các NHTM trên địa bàn như của NCS đã nghiên cứu.
5 - Luận án: “Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam” của NCS Vũ Hoài Nam hoàn thành năm 2006.
Mục đích nghiên cứu của Luận văn: Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM. Phân tích, đánh giá thực trạng về hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam trong thời gian qua và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam. Luận án đã đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, hạn chế các rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, tác giả nghiên cứu về nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, số liệu và thực trạng ở giai đoạn mới bắt đầu hội nhập, tác giả nghiên cứu ở khía cạnh hẹp của một hoạt động nghiệp vụ tại một NHTM, chưa nghiên cứu một cách đầy đủ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các NHTM trên địa bàn Hà Nội như đề tài NCS nghiên cứu.
6 - Luận án: “Hoàn thiện cơ chế hoạt động ngân hàng khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới”, của NCS Lê Thị Hồng Lan - NHNN Việt Nam hoàn thành năm 2006.
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về cơ chế hoạtđộng của ngân hàng theo yêu cầu của WTO; Phân tích đánh giá thực trạng cơ chế hoạt động của hệ thống NH Việt Nam từ năm 1998 đến 2005; Đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế hoạt động của ngân hàng Việt Nam, khi Việt Nam gia nhập WTO. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các quy định về cơ chế hoạtđộng của ngân hàng theo WTO, đánh giá cơ chế hoạt động hiện hành của ngân hàng Việt Nam. Dự báo cơ chế hoạt động và khả năng dịch chuyển thị phần của các NHTM khi Việt Nam gia nhập WTO. Đồng thời tham khảo kinh nghiệm của các nước về chính sách, giải pháp đã và đang áp dụng trước, trong và sau khi hội nhập tài chính theo yêu cầu của WTO, xem xét tình hình cụ thểở Việt Nam về khả năng vận dụng các kinh nghiệm. Thời gian nghiên cứu chủ yếu từ năm 1998 đến 2005. Luận án đã đưa ra các chính sách và giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế hoạt động cho hệ thống NH hoạt động tại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mà trọng tâm là việc thực hiện các cam kết của GATS. Tuy nhiên, luận án của NCS Lê Thị Hồng Lan nghiên cứu về lĩnh vực cơ chế hoạt động ngân hàng, có điểm mới so với các đề tài khác, mặt khác của luận án là chọn thời điểm "khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới”.
7- Luận án: "Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Nhà nước Việt Nam hiện nay”, của NCS Phạm Thị Bích Lương - Chi nhánh NHNNo và PT Nam Hà Nội hoàn thành năm 2007.
Đối tượng nghiên cứu là nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM. Phạm vi nghiên cứu: tập trung nghiên cứu hiệu quả hoạt động huy
động vốn, hoạt động cho vay, đầu tư và các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác của 4 NHTMNN lớn nhất ở Việt Nam bao gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Công thương VN, Ngân hàng Ngoại Thương VN, Ngân hàng Đầu tư và PT VN (thời gian từ 2000-2005). Luận án đã làm rõ những vấn đề về hoạt động kinh doanh của NHTM, khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM tập trung chủ yếu trên phương diện lợi nhuận và các chỉ tiêu về lợi nhuận của các NHTM. Trên cơ sở khái quát về hệ thống NH Việt Nam, tác giả nhấn mạnh vai trò chủ lực, chủ
đạo của các NHTMNN. Tuy nhiên, luận án này tác giả chỉ nghiên cứu về nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTMNN Việt Nam, đối tượng nghiên cứu là các NHTMNN Việt Nam. Tác giả luận án này không nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các NHTM trên địa bàn Hà Nội .
8 - Luận án "Cơ cấu lại các NHTM Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, của NCS Cao Thị ý Nhi - Đại học Kinh tế quốc dân hoàn thành năm 2007.
Mục đích nghiên cứu: Phân tích nhằm chỉ ra những hạn chế trong cơ cấucủa NHTMNN, phân tích và phát hiện những bất cập trong cơ cấu lại của cácNHTMNN Việt Nam trong giai đoạn 2000-2005. Dự báo triển vọng về cơ cấulại các NHTMNN Việt Nam trong giai đoạn tới. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình cơ cấu lại của các NHTMNN dựa trên các nội dung: cơ cấu lại tài chính, cơ cấu lại tổ chức và hoạt động, cơ cấu lại nhân lực và nâng cấp công nghệ. Luận án đã hệ thống hoá được những vấn đề mang tính lý luận về cơ cấu và cơ cấu lại của NHTM. Rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình cơ cấu lại các NHTMNN của thế giới để có thể vận dụng vào Việt Nam. Từ việc nghiên cứu cơ cấu NHTMNN và quá trình cơ cấu lại các NHTMNN đã
đánh giá đúng thực trạng cũng như phát hiện ra những nguyên nhân dẫn đến cơ cấu lại các NHTMNN kém hiệu quả trong giai đoạn 2000- 2005. Tuy nhiên, tác giả luận án đã nghiên cứu được điểm mới, chỉ xây dựng được các
định hướng và đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm cơ cấu lại các NHTMNN Việt Nam đến năm 2010, không nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các NHTM trên địa bàn Hà Nội như đề tài NCS nghiên cứu.
9 - Luận án: “Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoài Quốc Doanh Việt Nam” của NCS Nguyễn Tiên Phong hoàn thành năm 2008.
Luận án đã hệ thống hoá các vấn đề lý luận về nâng cao hiệu quả hoạtđộng tín dụng, đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTM; phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Ngoài quốc Doanh Việt Nam; Luận án đã đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dung đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Ngoài Quốc Doanh Việt Nam. Tuy nhiên, luận án của NCS Nguyễn Tiên Phong nghiên cứu nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng... , ở khía cạnh hẹp của một hoạt động sử dụng vốn đối với 01 NHTMCP, đối tượng nghiên cứu là NHTMCP Ngoài Quốc Doanh Việt Nam, không nghiên cứu phạm vi rộng “hiệu quả sử dụng vốn của các NHTMCP trên địa bàn Hà Nội” như đề tài của NCS nghiên cứu.
10 - Luận án: "Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của các NHTM Việt Nam” của NCS Lê Thị phương Liên - Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hoàn thành năm 2009.
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của các NHTM. Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan của bốn NHTM lớn nhất ở Việt Nam là : NH Đầu tư và phát triển Việt Nam, NH Ngoại Thương Việt Nam, NH Công thương Việt Nam, NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Thời gian nghiên cứu năm 2001-2007. Luận án đã hệ thống hoá, góp phần làm rõ thêm những vấn đề cơ bản về lĩnh vực hoạt động quốc tế của NHTM là thanh toán quốc tế. Luận án đã chỉ ra được các NHTMNN phải chú trọng tới việc nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của NH mình, tạo cơ hội thuận lợi cho việc vận dụng vào thực tiễn của các NHTMVN và góp phần bổ sung cơ sở lý luận trong hoạt động nghiên cứu hiện tại ở các NHTMVN”. Tuy nhiên, luận án chỉ nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của các NHTM Việt Nam” ở khía cạnh hẹp một nghiệp vụ của NHTM, mà đối tượng là các NHTM Việt Nam. Tác giả luận án không nghiên cứu lĩnh vực rộng “hiệu quả sử dụng vốn của các NHTM trên địa bàn Hà Nội” như NCS nghiên cứu. Bởi vậy NCS cho rằng công trình đề tài luậnán được lựa chọn nói trên chưa có ai nghiên cứu.
Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại nói riêng được nhiều người quan tâm,đã đề cập khá nhiều trong các văn kiện của Đảng, các tạp chí chuyên ngành kinh tế, tài chính… Song chưa đủ và cần có nhiều công trình nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các NHTM một cách toàn diện, hệ thống và chuyên sâu hơn mới đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.
Hầu như có rất ít công trình khoa học, luận án viết về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt của các NHTMCP trên địa bàn có nhiều nét riêng biệt.
Vì vậy, nghiên cứu sinh cho rằng công trình luận án được lựa chọn nói trên không trùng tên với bất kỳ đề tài luận án nào đã được công bố.
3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại trong tiến trình hội nhập quốc tế.
- Phân tích thực trạng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của 08 ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn 2002 - 2008
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các NHTMCP trên địa bàn Hà Nội trong tiến trình hội nhập quốc tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng vốn của NHTM
- Phạm vi nghiên cứu: 08 NHTMCP có Trụ sở chính trên địa bàn Hà Nội, NHTMCP Nhà Hà Nội, NHCP Các Doanh nghiệp Ngoài Quốc Doanh Việt Nam, NHCP Kỹ Thương Việt Nam, NHCP Quân Đội, NHCP Quốc Tế Việt Nam từ năm 2002 - 2008, NHCP Đông Nam á, NHCP Hàng Hải Việt Nam từ năm 2005- 2008, NHCP Dầu Khí Toàn Cầu từ năm 2006 - 2008
5. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp luận của duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp phân tích, hệ thống hoá, tổng hợp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp mô hình hoá và phương pháp điều tra khảo sát. Ngoài ra, luận án sẽ sử dụng các bảng biểu, sơ đồ, mô hình, biểu đồ để minh hoạ, từ các số liệu, tư liệu thực tế, dựa trên lý luận nghiệp vụ ngân hàng gắn với thực tiễn của Việt Nam để làm sâu sắc thêm các luận điểm của đề tài.
6. Những đóng góp của luận án
Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của NHTM trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Là luận án tiến sỹ đầu tiện phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của 08 NHTMCP trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2002-2008, từ đó rút ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của 08 NHTMCP trên địa bàn Hà nội.
Luận án đã đề xuất hệ giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các NHTMCP trên địa bàn Hà nội trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ làm tài liệu rất bổ ích cho các nhà quản trị NHTM, đặc biệt là NHTM cổ phần, các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong tiến trình hội nhập quốc tế. Đồng thời luận án là tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, nghiên cứu của các môn học chuyên ngành ngân hàng thương mại ở các trường đại học, cao đẳng.
7. Bố cục của luận án
- Tên đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các NHTM trên địa bàn Hà Nội trong tiến trình hội nhập quốc tế”.
- Kết cấu của luận án: ngoài phần mục lục, danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt, các bảng biểu số liệu, biểu đồ, sơ đồ, mô hình, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, mở đầu và nội dung chính của luận án được trình bày trong
189 trang, gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Hà Nội trong tiến trình hội nhập quốc tế giai đoạn 2002 - 2008
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Hà Nội trong tiến trình hội nhập quốc tế
mục lục
Trang phụ bìa lời cảm ơn
lời cam đoan
Mục lục
danh mục chữ viết tắt danh mục sơ đồ, bảng biểu Trang phụ bìa
Lời mở đầu . 1
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng thương mại .... 11
1.1 Hội nhập kinh tế quốc tế đối với ngân hàng thương mại . 11
1.1.1 Khái niệm và đặc trưng về hội nhập tài chính quốc tế... 11
1.1.2 Thời cơ và thách thức đối với hoạt động của ngân hàng thương mại trong tiến trình hội nhập quốc tế .. 16
1.2 Khái quát về hoạt động của ngân hàng thương mại .... 18
1.2.1 Khái niệm ngân hàng thương mại 18
1.2.2 Các hoạt động cơ bản ... 18
1.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng thương mại 29
1.3.1 Quan niệm về vốn và hiệu quả sử dụng vốn .... 29
1.3.2 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng thương mại. 32
1.3.3 Các tiêu chí phản ảnh và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ... 32
1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn . 45
1.4 Bài học kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của một số ngân hàng thương mại trên thế giới có thể áp dụng vào Việt Nam trong quá trình hội nhập 53
1.4.1 Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của một số Ngân
hàng thương mại trên thế giới có thể áp dụng vào Việt Nam.. 53
1.4.2. Một số kinh nghiệm về quản lý ngân hàng của các Ngân hàng thương mại một số nước có thể vận dụng cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam. .... 56
1.4.3 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam khi hội nhập quốc tế .. 58
Chương 2: Thực trạng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Hà nội trong tiến trình hội nhập quốc tế giai
đoạn 2002 - 2008 .. 60
2.1 Tiến trình hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt nam 60
2.1.1 Quan điểm của hệ thống ngân hàng Việt Nam hội nhập và phát triển bền vững. 60
2.1.2 Thời cơ và thách thức đối với hoạt động của ngân hàng thương
mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế ... 63
2.1.3 Hoạt động ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế 67
2.1.4 Cơ chế chính sách của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam đối với Ngân hàng thương mại ... 68
2.2 Quá trình hình thành và phát triển các Ngân hàng thương mại
cổ phần .. 72
2.2.1 Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội .. 72
2.2.2 Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam .. 72
2.2.3 Ngân hàng thương mại cổ phần các Doanh Nghiệp Ngoài quốc
Doanh Việt Nam . 73
2.2.4 Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội.. 73
2.2.5 Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam .. 75
2.2.6 Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam á. 75
2.2.7 Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam 76
2.2.8 Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu Khí Toàn Cầu . 77
2.2.9 Tổng quan về sự phát triển 08 Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Hà Nội .. 77
2.3 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của 08 ngân hàng thương mại
cổ phần trên địa bàn 85
2.3.1 Các hoạt động cơ bản từ năm 2002 - 2008 85
2.3.2 Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động. 102
Chương 3: giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Hà Nội trong tiến trình hội nhập quốc tế .. 137
3.1 Định hướng, chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế của hệ thống
ngân hàng Việt Nam ... 137
3.1.1 Chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam . 137
3.1.2 Chiến lược hội nhập của các ngân hàng thương mại Việt Nam ... 138
3.1.3 Phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ... 138
3.1.4 Định hướng hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế 143
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại địa bàn TP Hà Nội trong tiến trình hội nhập quốc tế .. 146
3.2.1. Nhóm giải pháp nhằm đảm bảo môi trường hoạt động an toàn,
hiệu quả cho các Ngân hàng thương mại cổ phần tại Hà Nội . 146
3.2.2. Nhóm giải pháp nội tại từ phía các Ngân hàng thương mại cổ phần
tại địa bàn Thành phố Hà Nội.. 148
3.2.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ .... 177
3.3 Một số kiến nghị 179
3.3.1 Đối với Chính phủ .. 179
3.3.2 Đối với các Bộ ngành .. 179
3.3.3 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ... 179
Kết luận . 187
Danh mục các công trình nghiên cứu có liên quan của tác giả đG công bố
Tài liệu tham khảo
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 198
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 527
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 312
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 190
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 256
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 239
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 206
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 16