Mã tài liệu: 221863
Số trang: 0
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 800 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của nền hành chính nhà nước Việt Nam, chính quyền cấp cơ sở luôn giữ một vị trí, vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính quyền cơ sở là nền tảng của toàn bộ hệ thống chính quyền, là cấp gần dân nhất, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của hoạt động quản lý nhà nước trên tất cả các mặt ở địa phương, đảm bảo cho chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống.
Tuy nhiên, chính quyền cơ sở không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách hiệu lực và hiệu quả nếu thiếu một đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở có đủ trình độ để đảm nhận công việc được giao. Cũng như nhân tố con người trong mọi tổ chức khác, đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở chính là hạt nhân, là nhân tố quyết định đến chất lượng hoạt động của chính quyền cơ sở nói riêng cũng như toàn bộ hệ thống chính trị cơ sở nói chung. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở để nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền cấp cơ sở luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm.
Mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị định 114/2003/NĐ – CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và một số văn bản khác nhằm từng bước chuẩn hoá, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, một thực tế khách quan là chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở, đặc biệt là cán bộ, công chức xã, thị trấn ở các vùng nông thôn và miền núi tương đối thấp, không tương xứng với vị trí, vai trò của họ cũng như đáp ứng đầy đủ các chức danh theo quy định của Nhà nước. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp cơ sở; nghiêm trọng hơn là dẫn đến nhiều sai phạm, làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, gây ra tình trạng mất ổn định cục bộ tại một số địa phương như một số vụ việc ở Đồ Sơn, Thái Bình, Phú Quốc, Tuần Châu, Do đó việc nâng cao chất lượng của cán bộ, công chức cấp cơ sở để đáp ứng tiêu chuẩn chức danh và đòi hỏi của thực tế khách quan ngày càng cao là nhiệm vụ trọng tâm hiện nay trong công tác cán bộ cấp cơ sở.
Trong đợt thực tập tốt nghiệp vừa qua tại Phòng Nội vụ huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, tôi có điều kiện tìm hiểu về tình hình và thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở của huyện. Chất lượng cán bộ, công chức còn thấp, trình độ và năng lực thực thi công vụ của đội ngũ này hiện còn nhiều bất cập so với yêu cầu công việc và yêu cầu của thực tế đặt ra.
Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp cơ sở huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung vào việc phân tích thực trạng và đánh giá về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp cơ sở tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc góp phần vào việc nâng cao hiệu quả thực thi công vụ của đội ngũ này cũng như chất lượng hoạt động của chính quyền cấp cơ sở của huyện.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở;
- Tìm hiểu trực trạng chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc;
- Đưa ra một số kiến nghị, giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một khoá luận tốt nghiệp, đề tài tập trung vào nghiên cứu về trình độ; hiệu quả thực thi công vụ; đạo đức công vụ và một số vấn đề khác của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn 17 xã, thị trấn huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc theo số liệu thống kê về cán bộ, công chức cấp cơ sở của huyện năm 2008.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp duy vật biện chứng;
- Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích;
- Phương pháp so sánh, đánh giá;
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Ngoài ra khoá luận còn sử dụng các phương pháp bổ trợ như: phương pháp phỏng vấn, phương pháp điều tra, khảo sát thực tế,
5. Kết cấu của khoá luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khoá luận gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về cán bộ, công chức cấp cơ sở
Chương 2: Thực trạng chất lượng cán bộ, công chức cấp cơ sở huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc
Chương 3: Một số đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp cơ sở huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phú
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 169
👁 Lượt xem: 713
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 607
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 532
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 561
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 0
👁 Lượt xem: 679
⬇ Lượt tải: 16