Mã tài liệu: 277663
Số trang: 33
Định dạng: zip
Dung lượng file: 116 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường có rất nhiều loại hình doanh nghiệp cùng tồn tại, đan xen vào nhau tạo thành một cấu trúc nhiều tầng, hỗ trợ và thống nhất với nhau. Tuy nhiều loại hình doanh nghiệp mới ra đời, còn hết sức mới mẻ song có khả năng phát triển rất mạnh mẽ, ví dụ như công ty hợp danh, công ty cổ phần…; trong đó chiếm vị trí thống trị là các công ty cổ phần.
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp non trẻ ở Việt Nam nhưng nó đã có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới từ rất nhiều năm nay. Hình thái công ty cổ phần là sản phẩm tất yếu của sự phát triển nền kinh tế thị trường. Tiến trình đổi mới kinh tế ở hầu hết các nước đều gắn liền với tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp, Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Quá trình đổi mới nền kinh tế ở Việt Nam không thể không có nội dung cơ cấu lại nền kinh tế, trong đó có vấn đề thu hẹp quyền sở hữu nhà nước và hạn chế sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần với sở hữu tư nhân và sở hữu hỗn hợp, coi trọng vai trò điều tiết của cơ chế thị trường. Vì vậy, tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là một vấn đề không thể bỏ qua, một nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới là một đòi hỏi khách quan để chuyển sang nền kinh tế thị trường dựa trên các động lực của thị trường và vai trò định hướng của Nhà nước.
Với vai trò quan trọng như vậy, việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trở thành một vấn đề cấp thiết trong tiến trình phát triển kinh tế ở Việt Nam. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, nhà nước phải xây dựng một khung pháp lý để làm nền tảng bước đầu cho các doanh nghiệp có cơ sở thực hiện cổ phần hóa. Đó là các bộ luật quan trọng có ý nghĩa là những điều kiện để xác lập và ổn định kinh tế vĩ mô, tạo ra những khuôn khổ pháp lý cho sự chuyển hóa và hoạt động của các doanh nghiệp được cổ phần hóa. Hiện nay Việt Nam đang cần có sự sửa đổi bổ sung và ban hành các bộ luật quan trọng như Luật công ty, Luật đầu tư nước ngoài, Luật thương mại, Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật phá sản, Luật lao động và bảo hiểm… để tạo điều kiện từng bước cho quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam thực hiện có kết quả.
Trong phạm vi tiểu luận này, người viết xin được trình bày "Một số vấn đề pháp lý trong việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước". Trong tiểu luận có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: duy vật biện chứng, thống kê, so sánh, phân tích, sơ đồ.
Tiểu luận gồm có ba phần:
Phần I: Sự cần thiết cổ phần hóa một bộ phận doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.
Phần II: Thực trạng cổ phần hóa thời gian qua
Phần III: Các quan điểm và giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 294
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 349
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 264
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 284
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 233
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 16