Mã tài liệu: 300424
Số trang: 52
Định dạng: zip
Dung lượng file: 530 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường đều mong muốn đơn vị mình kinh doanh có hiệu quả, đứng vững trong môi trường cạnh tranh. Tất cả những điều đó đều phải dựa vào tình hình tài chính lành mạnh, công nợ là một yếu tố không thể thiếu được trong mỗi doanh nghiệp, hầu như tất cả các doanh nghiệp đều muốn chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Do đó hoàn thiện công tác phải thu khách hàng sẽ giúp cho ban lãnh đạo Công ty cóú những biện pháp hữu hiệu hơn trong việc thu hồi cũng như thanh toán nợ đúng hạn và đưa vốn vào lưu thông sinh lời.
Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ Phần Thủy Sản Đà Nẵng em đã cố gắng đi sâu tìm hiểu thực tế, quá trình tìm hiểu, phân tích số liệu trên đã đưa đến nhận thức sâu sắc về công nợ nói chung và các khoản phải thu khách hàng nói riêng tại Công ty, em đã đưa ra một số ý kiến nhằm năng cao hiệu quả thu hồi nợ tại Công ty.
Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế còn quá ít, thời gian thực tập có hạn, nên luận văn không tránh khỏi những sai sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô cùng bạn đọc nhằm làm cho đề tài này có tính thực tiễn hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô Bùi Nữ Thanh Ha,ì các thầy cô trong khoa kế toán và toàn thể các cô chú anh chị trong Công ty Cổ Phần Thủy Sản Đà Nẵng đã giúp em hoàn thành đề tài này
I. KHÁI NIÊM , VAI TRÒ CỦA KHOẢN PHẢI THU:
1. Khái niệm, bản chất nguồn gốc các khoản phải thu:
a. Khái niệm các khoản phải thu:
Khoản phải thu là giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ mà khách hành còn nợ Công ty.
Khoản phải thu tồn tại một cách tất yếu trong doanh nghiệp. Mọi Công ty đều muốn hạn chế độ lớn của khoản phải thu. Tuy nhiên, khoản phải thu của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như thời gian, tốc độ thu hồi nợ cũ và tạo ra nợ mới cũng như sự tác động kinh tế nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp.
b. Bản chất các khoản phải thu :
Khoản phải thu thực chất là khoản tiền mà doanh nghiệp cho khách hàng vay hay nói cách khác doanh nghiệp tài trợ rẻ cho khách hàng. Khách hàng có thể dựa vào nguồn tài trợ thông qua hình thức bán hàng trả chậm của các doanh nghiệp để có hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất. Hình thức bán hàng trả chậm này là nguồn tài trợ ngắõn hạn quan trọng đối với hầu hết tất cả các doanh nghiệp va đặc biệt là đối với các Công ty thương mại.
c. Nguồn gốc các khoản phải thu:
Trong nền kinh tế phát triển người mua thường được mua hàng hóa và dịch vụ mà có thể trả ngay bằng tiền mặt hoặc có thể trả chậm một thời gian theo sự cho phép của người bán. Còn người bán hàng là người bán hàng hóa, dịch vụ có thể được thu tiền ngay hoặc phải đợi môût thời gian. Người bán thường mở rộng tín dụng hơn so với các tổ chức tài chính -đó là hình thức cấp tín dụng cho khách hàng. Vậy một khoản phải thu được hình thành khi doanh nghiệp cấp tín dụng cho khách hàng.
Chính sách tín dụng là công cụ tác động mạnh mẽ đến độ lớn cũng như hiệu qủa của khoản phải thu trên cơ sở căn nhắc rủi ro và tính sinh lời do vậy, việc thiết lập một chính sách tín dụng hợp lý sẽ giúp cho việc quản lý khoản phải thu khách hàng được hữu hiệu hơn. Ngoài ra, nó còn liên quan chặt chẽ đến tồn kho của các doanh nghiệp.
2. Vai trò của các khoản phải thu:
a . Đối với người bán:
Để có thể đứng vững và cạnh tranh được trên thị trường thì mọi doanh nghiệp đều phải cố gắng tận dụng triệt để mọi khả năng, nguồn lực cũng như các công cụ mà doanh nghiệp hiện có. Trong đó chính sách tín dụng là một thứ vũ khí sắt bén nhằm giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu về doanh số. Vì khi Công ty nới lỏng các biến sốcủa bán tín dụng thì ngoài việc tăng số lượng hàng bán ra còn tiết kiệm được định phí do phần sản lượng tăng thêm khong tốn định phí. Tín dụng thương mại có thể làm cho Công ty ngày càng có uy tín, tạo uy danh tiếng trên thị trường và làm cho khách hàng mua sản phẩm của mình thường xuyên hơn. Mặt khác, khi nới lỏng chính sách tín dụng sẽ giúp cho Công ty giải tỏa được lượng hàng tồn kho, đồng thời giảm các chi phí liên quan đến tồn kho. Về căn bản tín dụng thương mại đó là sự tin tưởng của người của người cấp tín dụng và người hưởng tín dụng nên nó sẽ làm cho khách hàng hưởng được một khoản tín dụng với các thủ tục tương đối đơn giản. Đây là thủ tục cấp tín dụng chứ không phải thủ tục vay nợ do đó sẽ kích thích nhu cầu mua hàng và mở rộng quy mô kinh doanh. Ngoài ra nó còn giúp cho khách hàng gắn bó với Công ty hơn, duy trì được mối quan hệ thường xuyên với khách hàng truyền thống và tìm kiếm thêm những khách hàng mới.
Bên cạnh những thuận lợi trên thì khi nới lỏng chính sách tín dụng có thể làm cho khoản phải thu tăng từ đó làm tăng vốn đầu tư nên dễ dẫn đến việc mất đi cơ hội kiếm lời từ các hoạt động khác. Mặt khác khi mở rộng các điều kiện tín dụng sẽ làm tăng khả năng mất mát, rủi ro không đòi được nợ. Đồng thời phải tốn chi phí quản lý nợ của khách hàng cũng như các chi phí thăm viếng, giao dịch...
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 329
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 305
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 565
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 16