Mã tài liệu: 272240
Số trang: 67
Định dạng: zip
Dung lượng file: 291 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI NÓI ĐẦU
Sau 15 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện với mức tăng trưởng kinh tế khá ổn định. Trong quá trình đổi mới đó, hoạt động ngoại thương có vai trò vô cùng quan trọng đối với từng thành phần của nền kinh tế. Hoạt động ngoại thương giúp mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, thúc đẩy sản xuất trong nước, tạo nguồn thu ngoại tệ cho Ngân sách Nhà nước, giúp các doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị công nghệ... Chính vì vai trò quan trọng của hoạt động ngoại thương nên việc thúc đẩy hoạt động này là rất cần thiết. Và chính sự ra đời của nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng là giải pháp để thúc đẩy sự phát triển hoạt động ngoại thương.
Hoạt động ngoại thương ngày càng phát triển làm cho nhu cầu thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ và đặc biệt là nhu cầu tài trợ ngoại thương của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng nhiều. Trước sự đòi hỏi đó, ngành ngân hàng phải nhanh chóng đổi mới, không ngừng hoàn thiện về tổ chức và cơ chế nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại.
Là một đơn vị trực thuộc Trung tâm điều hành NHNo&PTNTVN, được thành lập theo quyết định số 15/TCCB ngày 25/11/1990 của Tổng giám đốc NHNo&PTNTVN, Sở giao dịch I - NHNo&PTNTVN bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 4/1991 và tiến hành hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu từ năm 1998. Tuy còn nhiều khó khăn, bỡ ngỡ trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu nhưng đến nay, hoạt động này tại Sở đã đạt được không ít thành tựu và góp phần không nhỏ vào việc phát triển hoạt động đối ngoại của NHNo&PTNTVN.
Trong quá trình thực tập và học hỏi tại SGDI-NHNo&PTNTVN, em nhận thấy hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại SGD I đang đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn vốn và cung cấp các dịch vụ cần thiết liên quan trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đặc biệt là khi các khách hàng của Sở đang thiếu vốn và kinh nghiệm như hiện nay. Các khách hàng của Sở là những doanh nghiệp đang xuất khẩu sản phẩm mũi nhọn thuộc các ngành nông, lâm, thuỷ, hải sản và là các doanh nghiệp nhập khẩu máy móc thiết bị để hiện đại hoá dây chuyền sản xuất và mở rộng quy mô kinh doanh. Nhu cầu về tài trợ xuất nhập khẩu của những khách hàng trên không ngừng tăng và SGD I cũng cố gắng để đáp ứng đầy đủ và kịp thời những nhu cầu ấy. Tuy nhiên, để không ngừng phát triển nghiệp vụ này tại SGDI - NHNo&PTNTVN thì việc đi sâu tìm hiểu và hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, phân tích tình hình thực hiện hoạt động này tại SGDI, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp là vấn đề rất hấp dẫn và cần thiết.
Với suy nghĩ đó, em đã mạnh dạn chọn đề tài:
"Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động tín dụng tài trợ
xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch I - Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn Việt Nam".
Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Nghiên cứu giải pháp nhằm phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại SGD I - NHNo&PTNTVN. Để thực hiện được mục đích này khoá luận đã đi sâu nghiên cứu tổng luận về tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của NHTM, từ đó soi rọi vào thực tiễn hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại SGDI - NHNo&PTNTVN. Trên cơ sở những tồn tại, khoá luận đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại SGD I - NHNo&PTNTVN.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Khoá luận tập trung nghiên cứu, phân tích hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại SGDI - từ năm 1999 tới nay và đề xuất biện pháp mở rộng hoạt động này trong 5 - 10 năm tới.
Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở lý luận về tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, khoá luận soi rọi vào thực tiễn hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại SGDI - NHNo&PTNTVN bằng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, bản khoá luận được kết cấu thành 3 chương:
CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NHTM
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM.
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XNK TẠI SGD I - NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 271
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 303
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 252
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 339
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 467
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 236
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 283
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 318
⬇ Lượt tải: 16