Mã tài liệu: 273417
Số trang: 13
Định dạng: zip
Dung lượng file: 247 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
CÁC MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ LÝ THUYẾT
Để nghiên cứu kinh tế, các nhà kinh tế học thường sử dụng mô hình hay học thuyết. Các mô hình là khuôn mẫu để tổ chức phương pháp tư duy về một vấn đề. Các mô hình được đơn giản hoá bằng cách bỏ qua một vài chi tiết mang tính ngẫu nhiên, qua đó tập trung vào các điểm chính yếu, từ đó giúp chúng ta triển khai phân tích xem nền kinh tế hoạt động thế nào.
Giữa mô hình kinh tế và số liệu thực tế có mối quan hệ chặt chẽ, các số liệu tương tác với mô hình theo hai hướng: số liệu giúp lượng hoá các quan hệ mà mô hình lý thuyết quan tâm; số liệu giúp ta kiểm nghiệm mô hình.
Vậy, mô hình kinh tế chính là cách thức diễn đạt những con đưòng, hình thái, nội dung phát triển kinh tế của các quốc gia thông qua các biến số, các nhân tố kinh tế trong quan hệ chặt chẽ với các điều kiện chính trị, xã hội. Các mô hình có thể được diễn đạt dưới dạng lời văn, biểu đồ, đồ thị hoặc phương trình toán học
1.Mô hình cổ điển
Được hình thành cách đây 200 năm bởi Adam Smith và Ricardo, mô hình này có những nội dung căn bản sau:
Yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động và vốn. Trong ba yếu tố trên thì đất đai là yếu tố quan trọng nhất, là giới hạn của sự tăng trưởng.
Xã hội phân chia thành 3 nhóm người: địa chủ, tư bản và công nhân. Sự phân phối thu nhập của ba nhóm này phụ thuộc vào quyền sở hữu của họ đối với các yếu tố sản xuất. Địa chủ có đất thì nhận địa tô, tư bản có vốn thì nhận lợi nhuận, công nhân có sức lao động thì nhận tiền công. Cách phân phối này được họ cho là hợp lý. Vậy, thu nhập xã hội=địa tô+lợi nhuận+tiền công
Trong 3 nhóm người này, thì nhà tư bản giữ vai trò quan trọng trong cả sản xuất, tích luỹ và phân phối. Họ đứng ra tổ chức sản xuất, giành lại một phần lợi nhuận để tích luỹ và chủ động trong quá trình phân phối.
Các nhà kinh tế học cổ điển còn cho rằng, hoạt động của các chủ thể kinh tế bị chi phối bởi bàn tay vô hình-cơ chế thị trường, phủ nhận vai trò của nhà nước, cho rằng đây là cản trở cho phát triển kinh tế.
2.Mô hình của Các-Mác
Theo Mác, các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động, vốn, tiến bộ kĩ thuật
Mác đặc biệt quan tâm đến vai trò của lao động trong quá trình tạo ra giá trị thặng dư. Theo Mác, sức lao động đối với nhà tư bản là một loại hàng hoá đặc biệt. Trong quá trình nhà tư bản sử dụng lao động, hàng hoá sức lao động tạo ra giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó, giá trị đó bằng giá trị sức lao động dành cho bản thân người lao động, cộng với giá trị thặng dư dành cho tư bản và địa chủ.
Về yếu tố vốn và tiến bộ kĩ thuật, Mác cho rằng mục đích của các nhà tư bản là tăng giá trị thặng dư, tuy nhiên, việc tăng sức lao động cơ bắp cảu người công nhân cần dựa vào cải tiến kĩ thuật. Tiến bộ kĩ thuật làm tăng số máy móc và dụng cụ lao động, nghĩa là cấu tạo hữu cơ của tư bản C/V có xu hướng tăng lên. Do đó, các nhà tư bản cần nhiều tiền vốn hơn để mua máy móc, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ mới. Cách duy nhất để gia tăng vốn là tiết kiệm. Vì vậy, các nhà tư bản chia giá trị thặng dư ra hai phần: một phần để tiêu dùng, một phần tích luỹ phát triển sản xuâts. Đó là nguyên lý tích luỹ của chủ nghĩa tư bản.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 174
👁 Lượt xem: 583
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 339
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 303
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 1916
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 305
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem