Mã tài liệu: 273457
Số trang: 44
Định dạng: zip
Dung lượng file: 371 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Liên bang Nga là một quốc gia rộng lớn nhất thế giới với diện tích bằng một phần sáu thế giới nằm trên hai châu lục, một đất nước giàu tài nguyên, dân số đông, nhưng gần đây tăng chậm. Một cường quốc về văn hóa và khoa học. Nền kinh tế trải qua nhiều biến động của thập kỉ 90 của thế kỉ XX nhưng đang dần lấy lại vị trí cường quốc. Liên bang Nga là thành viên chính của Liên bang Xô Viết (Liên Xô) đã dành những thành tựu về kinh tế, với sản lượng nhiều ngành đứng đầu thế giới, trở thành siêu cường, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nhưng bước sang thập kỉ 90 nền kinh tế – chính trị – xã hội gặp nhiều khó khăn, trở ngại lớn mà đỉnh điểm là sự tan rã của nhà nước Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết vào năm 1991 dẫn tới các nước đòi tách ra trở thành các quốc gia độc lập. Nền kinh tế của Liên bang Nga cũng như các nước cộng hoà khác bước vào thời kỳ khủng hoảng (cả thập kỷ 90) của thế kỷ XXI. Nhưng từ sau năm 2000 nền kinh tế Nga đã bước vào kỷ nguyên mới, với những quyết sách đúng đắn, năng động, Tích cực của chính phủ, nền kinh tế tiếp tục đi lên để lấy lại vị trí cường quốc.
Sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, Liên bang Nga với tư cách là người thừa kế địa vị pháp lý của Liên Xô cũ, từ đó quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga được nối tiếp mối quan hệ Việt – Xô trước đây, nhưng với những khó khăn chủ quan và khách quan, sau những năm 90 mối quan hệ này bị thu lại đột ngột, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam sang Nga chỉ chiếm 2% bởi nhiều lý do cho nên phải tìm cách mở rộng mối quan hệ hợp tác này - Điều mà hai bên đặc biệt quan tâm trong những năm đầu thế kỷ XXI. Lịch sử quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga đã trải qua hơn một nửa thế kỷ. Tình hữu nghị giữa nhân dân Nga và nhân dân Việt Nam, được hình thành từ những năm tháng khó khăn khi Việt Nam còn đang đấu tranh giành tự do độc lập, đã vượt qua thử thách nặng nề. Ngày hôm nay chúng ta có thể tự hào nói rằng, trong những chiến thắng và thành quả lao động vinh quang của nhân dân Việt Nam có sự đóng góp không nhỏ của nước Nga anh em. Trong thời kỳ xây dựng hoà bình với sự giúp đỡ nhiều mặt về đào tạo, giáo dục, kinh tế, quốc phòng, khoa học… cho Việt Nam sau một thời gian tương đối ngắn đã xây dựng được hơn 300 công trình kinh tế quốc dân mà trong số đó cho đến nay vẫn đóng vai trò then chốt đối với nền kinh tế đất nước.
Quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga hiện trạng đang mang tính chất đối tác chiến lược. Điều đó được thể hiện qua những tiếp xúc chính trị thường xuyên – những chuyến thăm lẫn nhau giữa người đứng đầu chính phủ hai nước, sự phối hợp hành động giữa hai bộ ngoại giao (đặc biệt sau hai chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Liên Bang Nga V.Putin năm 2001 và chuyến thăm của thủ tướng nước ta Nguyễn Tấn Dũng tháng 9/ 2007). Mối quan hệ Việt – Nga là tiếp nối mối quan hệ Việt – Xô trước đây, và đã được nâng lên tầm cao mới đối tác chiến lược và lợi ích của hai bên hợp tác ngày càng cao, phát triển toàn diện: kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học, kỹ thuật, du lịch… Là sinh viên khoa Quan hệ Quốc tế, với mong muốn được hiểu kỹ hơn về nước Nga, một đất nước giàu có, hùng vĩ, một dân tộc tài năng với nền văn hoá và khoa học vĩ đại, người dân cần cù, tốt bụng, một cường quốc kinh tế và muốn mở rộng mối quan hệ hợp tác giữa Liên bang Nga với Việt Nam trong khung cảnh thế giớ hiện nay, chính vì lý do đó tôi đã chọn đề tài: Kinh tế Liên bang Nga những năm đầu thế kỷ XXI. Quan hệ thương mại Việt – Nga làm khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích và yêu cầu
- Phân tích và đánh giá các nguồn lực tự nhiên và xã hội ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế Liên bang Nga.
- Thực trạng nền kinh tế Liên bang Nga những năm đầu thế kỷ XXI và mối Quan hệ Thương mại Việt – Nga.
- Đánh giá về triển vọng hợp tác Thương mại hai nước và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy Quan hệ Thương mại Việt – Nga.
3. Giới hạn đề tài
Do thời gian nghiên cứu có hạn, vấn đề thì rộng và khó nên đề tài chỉ là bước đầu nghiên cứu về nền kinh tế Liên bang Nga những năm đầu thế kỷ XXI và mối Quan hệ Thương mại Việt – Nga.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được áp dụng trong nghiên cứu đề tài:
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp biểu đồ.
5. Cấu trúc đề tài
Gồm có ba phần:
- Phần mở đầu.
- Phần nội dung có ba chương:
+ Chương 1: Các nguồn lực tự nhiên và xã hội ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế Liên bang Nga.
+ Chương 2: Kinh tế Liên bang Nga những năm đầu thế kỷ XXI. Thực trạng quan hệ thương mại Việt – Nga.
+ Chương 3: Triển vọng và một số giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt – Nga.
- Phần kết luận.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 197
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 572
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 264
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 244
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 548
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 2779
⬇ Lượt tải: 77
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 562
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 311
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 317
⬇ Lượt tải: 16