Mã tài liệu: 222843
Số trang: 33
Định dạng: doc
Dung lượng file: 172 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Lời Nói Đầu
Trong vài thập kỷ qua sự tăng trưởng liên tục với tốc độ cao ( >7%) của khu vực châu á mà nòng cốt là khu vực châu á - Thái bình dương đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của cả thế giới. Tiếp theo sự thần kỳ của Nhật bản, các nước NICs và ASEAN đã biến khu vực này thành khu vực có nền kinh tế năng động nhất trên thế giới. Nhiều nhà kinh tế và học giả phương tây đã không tiếc lời ca tụng về sự phát triển kinh tế của khu vực này và cho rằng thế kỷ 21 là thế kỷ của những con rồng châu á. Chính vì thế các nước này luôn được coi là các mô hình kinh tế mẫu mực để nhiều nước đang phát triển trên thế giới học tập trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế của mình . Thế nhưng, cơn bão tài chính - tiền tệ châu á xảy ra ở khu vực này đã làm chấn động cả nền kinh tế khu vực và thế giọiPhắm vi và mức độ thiệt hại của nó là rất lớn. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ Thái lan sau đó lan sang các nước khu vực Đông Nam á, sang Đông Bắc á và ảnh hưởng đến hầu hết khu vực trên thế giới. Thực chất của cuộc khủng hoảng này là một cuộc khủng hoảng mang tính cơ cấu với sắc thái tài chính - tiền tệ rất đậm nét chứ không phải là khủng hoảng chu kỳ hay sự đỗ vỡ của một mô hình phát triển nào.
Đối với nước ta sau hơn mười năm đổi mới, đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn, chúng ta đã từng bước thực hiện thành công những mục tiêu như : chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, thực hiện tự do kinh doanh đa dạng, đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại để từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, ngày càng khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế . Là một nước nằm trong khu vực xảy ra khủng hoảng, chúng ta cũng gặp phải rất nhiều khó khăn và thử thách do cuộc khủng hoảng gây ra. Chính vì lẽ đó, đề tài này với mong muốn là từ những phân tích, đánh giá nguyên nhân, tác động của cuộc khủng hoảng đến thế giới, khu vực và đặc biệt là Việt nam, trên cơ sở đó có thể rút ra các bài học kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế và khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến công cuộc đổi mới và đường lối mở cửa mà Đảng và nhân dân ta đang ra sức thực hiện .
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề án này, song sự bó hẹp về thời gian, sự hạn chế về trình độ chuyên môn và trong khuôn khổ một đề án này chắc chắn tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý, phê bình của Thầy giáo GSTS. Đỗ Hoàng Toàn và khoa Khoa học quản lý .
i. khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á
1. lý luận chung về khủng hoảng
11. Thế nào là một cuộc khủng hoảng ?
Khủng hoảng tài chính - tiền tệ là một sự đổ vỡ trầm trọng các thị trường tài chính được đặc trưng bởi sự sụt giảm mảnh mẽ về giá tài sản và sự vỡ nợ của nhiều hãng tài chính và phi tài chính, kéo theo sự suy thoái nặng nề. Những cuộc khủng hoảng tài chính là vấn đề chung trong lịch sử của hầu hết các quốc gia. Việc nghiên cứu các cuộc khủng hoảng là cần thiết vì chúng đã dẫn đến những sa sút kinh tế nghiêm trọng trong quá khứ và có khả năng xảy ra trong tương lai.
12. Các biểu hiện của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ
Khủng hoảng tài chính - tiền tệ xảy ra thường có các biểu hiện sau :
* Sự mất giá nhanh của đồng tiền kéo theo sự mất giá chao đảo của thị trường chứng khoán có liên quan. Đây là đặc trưng có tính chất bắt buộc nếu như đó là một cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ.
* Sự sụt giảm mạnh mẽ về giá tài sản và sự vỡ nợ hay mất khả năng thanh toán của các tổ chức tài chính cũng như phi tài chính.
* Sự rút vốn ồ ạt của các chủ đầu tư khi có sự biểu hiện mất giá của đồng tiền.
* Nợ nước ngoài tăng nhanh và suy thoái kinh tế trầm trọng.
13. Tại sao khủng hoảng tài chính - tiền tệ thường lây lan từ nước này sang nước khác
Tại nước xảy ra khủng hoảng tài chính - tiền tệ, giá của đồng nội tệ bị xuống quá nhanh và quá nhiều so với đồng USD. Nếu giữa các nước hoàn toàn không có quan hệ gì thì sẽ không có hiện tượng lây lan khủng hoảng từ nước này sang nước khác. Tuy nhiên, ngày nay giữa các nước luôn có những mối quan hệ, đặc biệt ngày nay thị trường ngoại hối không chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia mà là thị trường chung của toàn thế giới, do đó có hiện tượng lây lan khủng hoảng từ nước này sang nước khác. Những nước mà đồng tiền của họ có khả năng chuyển đổi được trên thị trường ngoại hối thì phải chịu lây lan và ảnh hưởng nặng nề nhất, còn những nước đồng tiền không chuyển đổi được như Việt Nam sẽ phải chịu ảnh hưởng ít hơn.
14. Đặc điểm chung của các cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ.
Khởi nguồn của các cuộc khủng hoảng kinh tế biều hiện dưới hình thức khủng hoảng tài chính - tiền tệ đều từ các quốc gia và khu vực phụ thuộc quá nhiều vào thị trường quốc tế cả về mặt tiền vốn và thị trường tiêu thụ. Những cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ này thường mang những đặc điểm và nguyên nhân chủ yếu sau :
* Sự tách rời ngày càng xa giữa tiền vốn ký hiệu và tiền vốn thực tế
Lạm phát tiền vốn ký hiệu thực chất là sự mở rộng quá mức lượng tiền vốn này so với lượng tiền vốn thực tế. Khi khủng hoảng xảy ra các loại tiền vốn ký hiệu đều giảm giá nhanh, làm cho chúng trở lại với giá trị thực tế, điều này được biểu hiện qua sự giảm giá, giảm giá bất động sản hoặc phá giá tiền giấy nền kinh tế rơi vào tình trạng tiêu điều.
* Tác động của sự di chuyển tiền vốn quốc tế ngày nay
Di chuyển tiền vốn quốc tế là một trong những nội dung cơ bản của các giao dịch quốc tế, tạo nên sự lưu động của các yếu tố sản xuất và các loài tiền vốn trên thị trường thế giới. Từ những năm 80 đến nay, xu thế toàn cầu hoá thị trường tiền vốn quốc tế phát triển rất mạnh. Nó tăng cường ảnh hưởng của sự lưu động tiền vốn quốc tế đối với nền kinh tế thế giới. Một mặt nó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các nước cũng như thương mại quốc tế; song mặt khác cũng làm cho một số nước đang phát triển mắc sai lầm trong việc sử dụng tiền vốn nước ngoài. Do lạm dụng tiền vốn nước ngoài, sử dụng kém hiệu quả đã làm cho một số nước rơi vào tình trạng không trả nỗi nợ, nền kinh tế bị phụ thuộc và trì trệ kéo dài. Tình hình Mỹ La tinh những năm 80 và Đông Nam á gần đây là những bài học kinh nghiệm.
Hơn nữa, do tiền vốn ký hiệu ngày càng phát triển, đặc biệt loại tiền vốn ngắn hạn quá lớn trong tổng số vốn lưu động trên thị trường thế giới đã làm tăng tính biến động của nền kinh tế thế giọiHiện+' nay, có khoảng hơn 1500 tỷ USD được gọi là " vốn lang thang" trên thế giới, hình thành lực lượng đầu cơ mạnh, dễ gây nên những biến động tài chính quốc tế. Những công cụ tài chính mới ra đời như tiền điện tử, thẻ tín dụng . lại cung cấp thêm điều kiện khách quan cho những nhà đầu cơ tiền tệ quốc tế.
* Sản xuất thừa các mặt hàng xuất khẩu truyền thống
Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á vừa qua nằm trong chuỗi các cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở các nước đang phát triển 20 năm qua. ở một khía cạnh nào đó, có thể nói đó đều là khủng hoảng sản xuất thừa của các ngành chế biến truyền thống. Trong hơn 20 năm qua các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước Đông á đã tăng vọt sản xuất của các ngành chế biến sử dụng nhiều lao động. Kết quả làm cho cung vượt cầu, thị trường đã bão hoà đây cũng là một nguyên nhân quan trọng để giải thích khủng hoảng kinh tế của các nước đang phát triển.
Mục lục
Trang
Lời nói đầu 1
I. Khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á 2
1. Lý luận chung về khủng hoảng . 2
11. Thế nào là một cuộc khủng hoảng 2
12.Cạc biểu hiện của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ . 2
13. Tại sao khủng hoảng tài chính- tiền tệ thường lây lan từ nước
này sang nước khác 2
14. Đặc điểm chung của các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 2
2. Một số cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ đã xảy ra trên thế giới . 4
21. Các cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ đã xảy ra . 4
22. Những bài học rút ra từ các cuộc khủng hoảng 4
3. Diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á 4
II. Nguyên nhân và tác động của cuộc khủng hoảng 7
1. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á . . 7
11. Nguyên nhân chủ quan 7
12. Nguyên nhân khách quan . 10
2. Tác động của cuộc khủng hoảng đối với khu vực và thế giới . 11
21. Tác động tiêu cực 11
22. Tác động tích cực . 12
3. Những biện pháp hạn chế và khắc phục khủng hoảng 13
31. Những biện pháp can thiệp của chính phủ 13
32. Những biện pháp từ các tổ chức quốc tế . 15
III. Một số giải pháp nhằm hạn chế và khắc phục ảnh hưởng
tiêu cực của cuộc khủng hoảng tới Việt nam . 17
1. Bối cảnh quốc tế và trong nước . 17
11. Bối cảnh chung 17
12. Thực trạng nền kinh tế Việt nam trong bối cảnh khủng hoảng tài
chính - tiền tệ châu á 18
2Tạc động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á tới Việt nam 21
21. Tác động đến đồng nội tệ . 21
22. Tác động đến xuất - nhập khẩu 21
23. Tác động đến đầu tư nước ngoài 22
24. Tác động đến đầu tư trong nước . 23
3. Những đối sách cần thiết cho Việt nam . 23
31. Giải pháp trước mắt 24
32. Giải pháp dài hạn . 25
Kết luận . 29
Tài liệu tham khảo
1) Giáo trình :Lý thuyết quản lý kinh tế -GSTS. Đỗ Hoàng Toàn (chủ biên)
2) Giáo trình : Khoa học quản lý - GSTS. Đỗ Hoàng Toàn (chủ biên )
3) Giáo trình : Quản lý kinh tế - khoa Khoa học quản lý
4) Thời báo kinh tế các tháng 7-121998/, 1-5 /1999
5) Tạp chí phát triển kinh tế các tháng 3, 4, 9, 111998/, tháng 2, 31999/.
6) Tạp chí kinh tế phát triển các tháng 8- 121998/, 1-51999/
7) Tạp chí Việt nam và Đông Nam á các tháng 3, 6, 8, 121998/; 2, 41999/
8) Tạp chí Nghiên cứu kinh tế các tháng 7-121998/, 1-51999/
9) Tạp chí Kinh tế thế giới các tháng 7-121998/, 1-51999/
10) The ASEAN Financinal Crisis - World Bank, 1998
11) ASEAN Week 1-51999/
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 270
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem