Mã tài liệu: 288451
Số trang: 75
Định dạng: zip
Dung lượng file: 439 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Lời mở đầu
Trong nền kinh tế phát triển như vũ bão hiện nay, khái niệm "thương mại quốc tế " đã không còn xa lạ đối với bất cứ quốc gia nào. Đó là hoạt động kinh tế mang tính quốc tế hoá, toàn cầu hoá, và là một hoạt động mang tính hai chiều chủ yếu bao gồm hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá. Thương mại quốc tế có vai trò thúc đẩy sản xuất trong một nước phát triển, tạo điều kiện phát huy lợi thế so sánh của quốc gia đó. Đặc biệt nó có thể cho phép một nước nghèo tài nguyên nhưng vẫn có thể tiêu dùng rất nhiền loại hàng hoá khác nhau, có xuất xứ từ rất nhiều nước khác nhau, và cũng có thể cung cấp cho một nước chậm phát triển về khoa hoc công nghệ hiện đại để phát triển kinh tế.
Việt Nam chúng ta hiện nay vẫn còn nằm trong nhóm các nước nghèo trên thế giới. Nền kinh tế chưa phát triển mạnh, trình độ khoa học kỹ thuật còn yếu kém, lạc hậu nên thương mại quốc tế là một cơ hội để Việt Nam có thể tham gia trao đổi, mua bán với các quốc gia phát triển,thực hiện nhập khẩu các nguyên vật liệu, máy móc thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất, xuất khẩu, tạo điều kiện thực hiện thành công sự nghiệp công nghiêp hoá,hiện đại hoá đất nước, sớm bắt kịp các nước phát triển trên thế giới.
Vấn đề nhập khẩu hàng hoá được đặt ra đối với nước ta hiện nay mà cụ thể là đối với các doanh nghiệp trong đó chủ yếu các doanh nghiệp quốc doanh là phải nhập khẩu hàng hoá sao cho vừa nhập đúng các mặt hàng mang tính công nghệ cao, hiện đại mà thị trường trong nước đang cần chứ không phải nhập khẩu các hàng hoá với công nghệ đã quá cũ kỹ, lỗi thời, lạc hậu…Với các mặt hàng tiêu dùng thì khi hàng về có thể tiêu thụ được ngay, không bị ứ đọng, tồn kho, làm phát sinh chi phí bảo quản, cất trữ…lại vừa đảm bảo cán cân xuất nhập khẩu không bị mất cân đối. Đây là điều hết sức quan trọng. Làm tốt được điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có biện pháp quản lý chặt chẽ hoạt động nhập khẩu của mình. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp luôn cần có những thông tin chính xác, trung thực về hoạt động nhập khẩu. Trong những thông tin đó, thông tin do bộ phận kế toán cung cấp được coi là những thông tin quan trọng, đầy đủ và hữu ích nhất. Hạch toán kế toán là công cụ quản lý hữu hiệu. Hạch toán kế toán nghiệp vụ nhập khẩu sẽ là công cụ tốt để công ty kiểm tra, kiểm soát, đánh giá tình hình thực hiện hạn ngạch nhập khẩu, tình hình thanh tóan và các hoạt động khác liên quan đến quá trình nhập khẩu, giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể đứng vững trên thị trường.
Hiện nay, Bộ tài chính đã ban hành 10 chuẩn mực kế toán mới, hơn nữa thực tế hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cũng phát sinh nhiều vấn đề phức tạp có liên quan đến việc hạch toán kế toán. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải thường xuyên cập nhật, điều chỉnh để ngày càng hoàn thiện công tác hạch toán kế toán sao cho vừa đảm bảo thực hiện đúng chuẩn mực, chế độ kế toán mới, vừa đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của thực tiễn hoạt động.
Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ (Artexport) là một doanh nghiệp nhà nước, chuyên thực hiện xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, đồng thời thực hiện nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất trong nước. Trong những năm qua, hoạt động nhập khẩu của Công ty đã luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Bộ thương mại giao cho. Doanh thu từ việc bán hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng doanh thu, góp phần tạo ra lợi nhuận cho công ty. Nhiệm vụ hạch toán kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá được đặt ra hết sức quan trọng nhằm quản lý chặt chẽ ngay từ khâu đầu của hoạt động nhập khẩu của Công ty, đảm bảo phù hợp với chính sách nhập khẩu có chọn lọc của Nhà nước.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động nhập khẩu và công tác hạch toán kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá đối với các doanh nghiệp. Qua thời gian thực tập tại Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ, nên em đã chọn đề tài :
"Kế toán kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ - Hà Nội" cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
Kết cấu của khóa luận ngoài phần mở đầu, phần kết luận, thì khóa luận gồm có 3 chương chính:
Chương I : Một số vấn đề lý luận cơ bản về kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp kinh doanh XNK.
Chương II : Thực trạng kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ.
Chương III : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 285
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 296
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 278
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 429
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 241
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 336
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 312
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 17