Mã tài liệu: 291930
Số trang: 212
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,569 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế tất yếu của mọi nền kinh tế. Để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường đầy tính cạnh tranh đó, mỗi doanh nghiệp đều phải tự ý thức không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Tuy nhiên, doanh nghiệp khó có thể sản xuất một sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế với giá thành rẻ bằng hệ thống máy móc thiết bị nghèo nàn, kỹ thuật lạc hậu, hệ thống kho bãi bảo quản vật liệu, sản phẩm tồi tàn.... Nói cách khác, sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào việc máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất chế biến mà doanh nghiệp sử dụng có đáp ứng được yêu cầu mới của quá trình sản xuất kinh doanh, có theo kịp được sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại hay không? Bản chất của tất cả các cuộc đại cách mạng công nghiệp diễn ra từ trước tới nay cũng là tập trung giải quyết các vấn đề cơ khí hoá, điện khí hoá, tự động hoá các quá trình sản xuất mà thực chất là đổi mới, cải tiến và hoàn thiện hệ thống tài sản cố định (TSCĐ) trong đó chủ yếu là tài sản cố định hữu hình (TSCĐHH).
Mặc dù đã ý thức được vai trò của quan trọng của TSCĐ nói chung và TSCĐHH nói riêng trong quá trình hội nhập nhưng thực trạng quản lý và sử dụng đối tượng này trong các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều vấn đề bất cập. Tình trạng TSCĐHH trong các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước, nhìn chung là cũ, giá trị còn lại (GTCL) thấp. Ở một số ngành, đại đa số máy móc thiết bị đã qua sử dụng nhiều năm, công nghệ kỹ thuật ở mức trung bình và lạc hậu so với khu vực và trên thế giới. TSCĐHH chưa cần dùng, không cần dùng và chờ thanh lý chiếm tỷ lệ đáng kể trong giá trị còn lại của TSCĐ. Nguyên nhân chủ yếu do đầu tư trong thời bao cấp để lại, đến naykhi chuyển sang cơ chế thị trường thì số TSCĐHH này không còn phù hợp, các doanh nghiệp đã chuyển hướng sản xuất kinh doanh nên chỉ khai thác và sử dụng một phần hoặc không sử dụng hết năng lực nhà xưởng và máy móc thiết bị đã được đầu tư. Đó là một trong các nguyên nhân dẫn đến ứ đọng vốn, gây nhiều khó khăn về tài chính cho doanh nghiệp.
Với mong muốn khắc phục những tồn tại trong việc quản lý và sử dụng TSCĐHH tại các doanh nghiệp Việt Nam, việc hoàn thiện công tác kế toán TSCĐHH đã được đặt ra. Bởi lẽ làm tốt công tác kế toán TSCĐHH không chỉ giúp quản lý chặt chẽ TSCĐHH hiện có cả về số lượng và giá trị mà còn giúp doanh nghiệp có cơ sở tin cậy để đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐHH, từ đó đề ra các quyết định đầu tư phù hợp. Trong những năm qua, Việt Nam đã có những nỗ lực đáng ghi nhận trong việc tiếp thu chuẩn mực kế toán quốc tế vào hoàn thiện chế độ kế toán TSCĐ nói chung và kế toán TSCĐHH nói riêng để đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định cả về phía cơ quan chức năng và cả về phía doanh nghiệp khiến cho việc hoàn thiện công tác kế toán TSCĐHH không đạt mục tiêu mong muốn.
Xuất phát từ thực trạng đó, NCS đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán TSCĐHH ở các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” cho luận án tiến sĩ của mình nhằm góp phần giải quyết những bất cập còn tồn tại thuộc vấn đề nghiên cứu, để kế toán thực sự trở thành công cụ quản lý kinh tế hữu hiệu của các doanh nghiệp trong việc quản lý và sử dụng TSCĐHH sao cho hiệu quả, đảm bảo năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập.
2. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU
Về đề tài liên quan đến TSCĐ, trước đây cũng đã có một số nghiên cứu từ góc độ kế toán nhưng ở những giác độ và lĩnh vực ứng dụng hoàn toàn khác như: “Hoàn thiện kế toán TSCĐ trong các doanh nghiệp thương mạinước ta” của Nguyễn Tuấn Duy, “Hoàn thiện hạch toán TSCĐ nhằm tăng cường quản lý TSCĐ trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam” của Trần Văn Thuận. Tuy nhiên ở các công trình này: đối tượng nghiên cứu thường là TSCĐ nói chung, chưa đi sâu nghiên cứu về một hình thái TSCĐ chủ yếu ở Việt Nam là TSCĐHH; phạm vi nghiên cứu của các công trình này là một ngành kinh tế cụ thể; cơ sở hoàn thiện kế toán TSCĐ chưa gắn với yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế.
Trên cơ sở mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận án tập trung giải quyết các vấn đề nghiên cứu chủ yếu sau:
- Yêu cầu của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế với vấn đề quản lý và kế toán TSCĐHH trong các doanh nghiệp
- Nội dung công tác kế toán TSCĐHH trong các doanh nghiệp từ kế toán tài chính tới kế toán quản trị
- Những bài học rút ra từ việc phân tích chuẩn mực kế toán quốc tế vềTSCĐHH
- Sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập
- Sự phát triển của chế độ kế toán Việt Nam nói chung và chế độ kế toán TSCĐHH trong doanh nghiệp nói riêng qua các thời kỳ
- Những ưu điểm và hạn chế của công tác kế toán TSCĐHH ở các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
- Phương hướng và hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán
TSCĐHH trong các doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
- Làm rõ các nội dung phục vụ công tác quản lý và kế toán TSCĐHH
ở các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập.
- Hệ thống hoá các nội dung của công tác kế toán TSCĐHH trong doanh nghiệp từ hai góc độ là: kế toán tài chính và kế toán quản trị.
- Tạo cơ sở về mặt lý luận cho việc hoàn thiện kế toán TSCĐHH trong các doanh nghiệp Việt Nam thông qua việc so sánh chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về TSCĐHH
- Tạo cơ sở về mặt thực tiễn cho việc hoàn thiện kế toán TSCĐHH trong các doanh nghiệp Việt Nam thông qua việc hệ thống hoá chế độ kế toán TSCĐHH của Việt Nam qua các thời kỳ; làm rõ thực trạng vấn đề nghiên cứu tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất phương hướng và các giải pháp cụ thể, có tính khả thi nhằm hoàn thiện kế toán TSCĐHH ở các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập.
4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
4.1. Phạm vi nghiên cứu của luận án
Phạm vi nghiên cứu của luận án được giới hạn trên 2 khía cạnh chủ yếu sau:
- TSCĐHH được đề cập trong luận án là những TSCĐ có hình thái vật chất, thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính. Luận án không nghiên cứu TSCĐHH hình thành từ nguồn thuê tài chính, từ các nguồn kinh phí, quỹ phúc lợi và sử dụng cho các mục đích ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp như mục đích phúc lợi, kết hợp sử dụng và cho thuê....
- Thực trạng công tác kế toán TSCĐHH trong các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi loại hình sở hữu, mọi ngành nghề kinh doanh với qui mô vốn từ 1 tỷ trở lên.
4.2. Đối tượng nghiên cứu của luận án:
- Các vấn đề tổng quan về TSCĐHH gồm: khái niệm, vai trò và yêu cầu quản lý TSCĐHH
- Nội dung công tác kế toán TSCĐHH trong các doanh nghiệp từ góc độ lý luận cũng như thực tiễn của Việt Nam
- Chuẩn mực kế toán quốc tế về TSCĐHH
- Thực trạng công tác kế toán TSCĐHH trong các doanh nghiệp ViệtNam hiện nay
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
Để đạt mục tiêu nghiên cứu, luận án đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề vừa toàn diện, vừa cụ thể, có hệ thống đảm bảo tính logic của vấn đề nghiên cứu
- Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp qui nạp, diễn giải, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích so sánh... để phân tích vấn đề, đánh giá và rút ra kết luận
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Luận án đã có những đóng góp chủ yếu sau:
- Hệ thống hoá được các vấn đề lý luận cơ bản về kế toán TSCĐHHtrong các doanh nghiệp.
- Khái quát và phân tích các chuẩn mực kế toán liên quan vềTSCĐHH
- Trình bày có hệ thống chế độ kế toán nói chung và chế độ kế toán TSCĐHH nói riêng của Việt Nam qua các thời kỳ. Trên cơ sở đó, chỉ rõ những ưu điểm cần phát huy và những hạn chế cần phải nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện cả về khuôn khổ pháp lý và vận dụng thực tế.
- Khảo sát thực trạng kế toán TSCĐHH trong phạm vi có thể ở các doanh nghiệp thuộc nhiều loại hình sở hữu, ngành nghề kinh doanh và qui mô hoạt động; từ đó đánh giá khách quan thực trạng kế toán TSCĐHH tại cácdoanh nghiệp thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án để làm cơ sở hoàn thiện công tác này.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán TSCĐHH trong các doanh nghiệp ở 4 nội dung cơ bản là hoàn thiện chuẩn mực kế toán, hoàn thiện công tác kế toán tài chính cũng như kế toán quản trị TSCĐHH và hoàn thiện việc ứng dụng phần mềm máy vi tính. Đồng thời chỉ rõ những điều kiện cần thiết phải thực hiện từ phía Nhà nước và các cơ quan chủ quản cũng như bản thân các doanh nghiệp để tăng tính khả thi cho các giải pháp hoàn thiện.
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN:
Ngoài phần mở đầu. kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu của luận án gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán tài sản cố định hữu hình ở các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tài sản cố định hữu hình trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
Chương 3: Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình ở các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .. 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH Ở CÁC DOANH NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ .. 7
1.1. Yêu cầu của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế với vấn đề quản lý tài sản cố định hữu hình trong các doanh nghiệp. 7
1.2. Vai trò của kế toán tài sản cố định hữu hình ở các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.. 15
1.3. Nội dung công tác kế toán tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp. 35
1.4. Chuẩn mực kế toán về tài sản cố định hữu hình... 47
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY .... 56
2.1. Tổng quan về doanh nghiệp ở việt nam. .... 56
2.2. Chế độ kế toán tài sản cố định hữu hình ở việt nam qua các thời kỳ. . 69
2.3. Thực trạng kế toán tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. ... 97
2.4. Đánh giá chung về thực trạng kế toán tài sản cố định hữu hình trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay....114
CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH Ở CÁC
DOANH NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ...121
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình ở các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. .121
3.2. Yêu cầu hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình ở các doanh nghiệp Việt
Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 125
3.3. Phương hướng hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình ở các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế. ...129
3.4. Giải pháp hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình ở các doanh nghiệp
Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế. 131
3.5. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình.....155
KẾT LUẬN.158
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .160
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..161
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 212
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 203
👁 Lượt xem: 629
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 294
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 593
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 205
👁 Lượt xem: 617
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 244
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 336
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 336
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 212
👁 Lượt xem: 616
⬇ Lượt tải: 16