Mã tài liệu: 274611
Số trang: 56
Định dạng: zip
Dung lượng file: 365 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Lời mở đầu
Hòa chung với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các tổ chức cũng như các doanh nghiệp phải đảm bảo sự tồn tại ổn định và phát triển tạo nên hiệu quả kinh tế cao. Cơ chế thị trường cùng với đường lối, các chính sách của Đảng và Nhà nước đã tạo cho doanh nghiệp nhiều cơ hội mới nhưng cũng không ít khó khăn và thử thách phải vượt qua. Trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó cũng phải mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội, điều đó có nghĩa là thu nhập phải bù đắp chi phí và có lợi nhuận đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Để làm được điều này, các doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến mẫu mã, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, sử dụng tiết kiệm hợp lý chi phí, tìm cách giảm giá thành trong sản xuất sản phẩm, luôn tìm cách thu hút nhiều nguồn vốn, đầu tư góp vốn liên doanh hay vay mượn của bạn hàng…
Khi nền kinh tế Thế giới thay đổi, nền kinh tế tập trung đang dần chuyển sang nền kinh tế thị trường, sự quản lý vĩ mô của Nhà nước là không thể thiếu được. Song song với sự thay đổi của nền Kinh tế thị trường là sự ra đời của Công nghệ Tin học. Công nghệ Tin học ra đời đã giúp ích rất nhiều trong công việc quản lý vĩ mô của Nhà nước. Nhưng để có được sự quản lý vĩ mô hoàn thiện, ở mỗi đơn vị cá nhân cần phải có sự quản lý chặt chẽ trong mọi vấn đề như sau: Quản lý nhân sự, Quản lý hàng hoá, Quản lý vật tư, Quản lý sổ sách - chứng từ,... Đối với các Doanh nghiệp tư nhân, quản lý là một công việc hết sức quan trọng vì nó có ý nghĩa quyết định đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong bối cảnh kinh tế như thế, các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương trường cần phải nhanh chóng đổi mới, trong đó đổi mới về quản lý tài chính là một trong các vấn đề được quan tâm hàng đầu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Bởi lẽ, để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì nhà quản lý cần phải nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu của thị trường, xác định đúng nhu cầu về vốn, tìm kiếm và huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kịp thời, sử dụng vốn hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được những nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở phân tích tài chính.
Việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp nhà quản lý doanh nghiệp thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, từ đó có thể nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp nhằm làm căn cứ để hoạch định phương án hành động phù hợp cho tương lai và đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính giúp nâng cao chất lượng doanh nghiệp.
Để hiểu rõ hơn về nghiệp vụ quản lý ở Doanh nghiệp, em đã xin vào thực tập tại Công ty Cổ phần Thương mại và Phát triển viễn thông Việt Trung.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ Phần Thương Mại và Phát Triển Viễn Thông Việt Trung (CP TM&PT Việt Trung) , qua tìm hiểu và phân tích, em thấy rằng Vấn đề quản lý tài chính của công ty còn nhiều bất cập. Trong khi quản lý tài chính luôn giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, chi phối tất cả các khâu trong quá trình sản xuất- kinh doanh, nó quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp . Đặc biệt trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, trong điều kiện cạnh tranh diễn ra khốc liệt thì quản lý tài chính trở nên quan trong hơn bao giờ hết. Vì vậy em quyết định chọn đề tài chuyên đề thực tập: “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của công ty CP TM&PT Việt Trung”.
Dựa vào việc phân tích và dự báo tình hình tài chính của doanh nghiệp các nhà quản lý sẽ biết được tiềm năng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng sinh lời cũng như những rủi ro của doanh nghiệp. Có được sự phân tích tình hình tài chính và nắm được tình hình của doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định, các đối sách tốt nhất mang lại kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp trước các biến động ngày càng phức tạp của thị trường và của nền kinh tế nước ta.
Nội dung chuyên đề thực tập bao gồm ba chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG VIỆT TRUNG.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG VIỆT TRUNG.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 259
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 329
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 277
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 321
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 272
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 266
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 288
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 215
⬇ Lượt tải: 17